Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

20140410-005548.jpg

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:
-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy

Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
– Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác.

Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.

Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:
-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!

Thầy trả lời:
-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.

Tôi nói:
-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…

Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.
Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:

  • Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.

-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.

  • Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
  • Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.

Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
– Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”

  • Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.

-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”

  • Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
    -Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”

-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.

-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?

Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.

Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?

Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!

Từ Đạo Tâm
HN

Một suy nghĩ 81 thoughts on “Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

    • k ton tronc loi moi cua nguoi khan la coi thuong, tam khinh thuong cung la 1 loai tam ac…Tam ac ton tai trong nguoi se khong cam thay thoai mai vui ve, tam kinh thuong se khong nhan ra duoc gia tri tu nhung nguoi xung quanh dem lai, dan dan se cam nhay moi thu nhat nheo va buon chan, k hung thu va hi vong voi moi thu xung quan…Tam ac khinh thuong nen xua tan tu bo, nhu vay se cam thay vui suong va hanh phuc, nhin thay duoc long tot cua moi nguoi xung quan, moi thu se tuoi dep va cuoc song se tot lanh hon

      Thích

      • Thiện ác đúng sai bây giờ cũng đã loạn quá rồi, con tâm chấp vào lợi ích bản thân, làm gì cũng muốn thỏa mãn cảm xúc, đúng với ý mình, người ta nói cho mấy câu lai chỉ thấy phần được mất của bản thân mình, có khi là thấy xấu hổ, khó chịu mà sinh ra phán xét… tâm thì luôn đặt ở ngoại giới nên cơ bản là con không thể Thiện, k thể Thiện với người khác, thì con sao con Thiện được với chính mình… con chính là bất Thiện, mà đã bất Thiện là tâm ác, đã bất Thien là còn thấy mọi chuyện là bất công, đã thấy mọi chuyện baast công là con lại thấy khổ.

        Thích

    • Thưa thầy, con ác nên mới khổ!!!

      Thưa thầy, các em nhỏ dân tộc thiểu số vì ác nên mới không đủ cơm ăn áo mặc, mặc quần đùi giữa mùa giá rét, vì kiếp trước ở ác nên kiếp này gặp nạn bị sập cầu chết 8 người, vì kiếp trước giết người hay dâm đảng mà kiếp này còn bé phải lội suối, bơi sông đến trường, giữa thế kỉ 21 mà phải ăn cơm độn sắn, khoai.
      Thưa thầy, bà mẹ già Việt Nam vì ác cho con đi chiến trường thành liệt sĩ nên sống tuổi già phải khốn khổ cơ cực, tự kiếm ăn qua ngày. bán vé số, gánh rau ngoài chợ kề không sao cho hết.
      Thưa thầy, thanh niên Việt đa số vì ác nên ra trường không có việc làm, có việc thì phải sống kiếp chó, ngựa gặp chủ “hiền” trừng trị tội ác do tâm của họ.
      Thưa thầy, người Việt vì ác nên ra đường nơm nớp lo xe cán, sập hầm, cướp giật, chắc vì kiếp trước ở ác nên kiếp này phải trả.
      Thưa thầy, con vì ác tâm nên luôn suy nghĩ làm sao mọi người đều được cống hiến và đền đáp xứng đáng công bằng bình đẳng.

      Thích

      • Thầy thấy rằng con đang đúng khi luôn suy nghĩ mọi người đều được cống hiến và được đền đáp xứng đáng công bằng bình đẳng.
        – Có phải con cho rằng vì ác nên các em nhỏ dân tộc thiểu số ăn không đủ no, áo không đủ mặc? Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống cơ cực khi những người con đi chiến trường thành các anh hùng liệt sỹ, thanh niên không việc làm theo con là vì ác?

        – Con đang cảm thấy khổ đau cho mọi người , như vậy là con đang quan tâm đến An sinh xã hội. ” Mọi người, như một thành viên của xã hội, có quyền an sinh xã hội và được quyền thực hiện.”
        Nếu tâm của tất cả những nhà lãnh đạo đang nắm chính quyền rộng lớn như con thì lo gì trẻ em nhỏ dân tộc thiếu cơm ăn, áo mặc. Chính quyền hỗ trợ nhiều hình thức của các chương trình trợ cấp xã hội, bao gồm cả việc thành lập viện dưỡng lão, bệnh viện công thì con lo gì các bà mẹ Việt Nam phải đi bán tăm dạo, đi ăn xin? phúc lợi xã hội để giúp đỡ người nghèo được mở rộng bởi chính quyền, trợ cấp thất nghiệp bởi chính quyền thì Con lo gì thanh niên bị thất nghiệp phải trở thành phường trộm cắp?

        – Thế nhưng lãnh đạo Lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân, tham ô. Lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Tham nhũng và tham ô là một hệ quả của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế – xã hội lỏng lẻo, yếu kém càng tạo ra nhiều hành vi tiêu cực.
        – Nếu tâm một người đứng đầu một đất nước có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, toàn người dân Việt Nam sao có thể khổ đây? Đấu tranh cho Quốc thái dân an, ai ai cũng được hưởng hòa bình an lạc. Muốn Quốc thái dân an phải có phong trào, có mục tiêu chung là quyền bình đẳng bằng nhiều hoạt động khác nhau như các hoạt động văn hóa, vận động hành lang chính trị, diễu hành, có các nhóm hỗ trợ và hoạt động xã hội, tạp chí, phim ảnh và văn học, nghiên cứu và báo cáo và cả tất cả các hoạt động …

        Nếu tâm của loài người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, loài người sao có thể khổ đây?
        – Một ” Thế giới đại đồng “

        Thích

  1. Thay giang rat hay!
    Nghe rat tri ly.
    Nhung con van co mot dieu muon duoc hoi thay? Song tren the gian nay nguoi hien lanh thi luon bi nguoi ac hiep dap,lua gat,dan ap,vv.
    Con nguoi song ac thi lai khien da so nguoi khac,sung quanh lai so hai,
    Ko giam co thai do dan ap,lua gat,hiep dap.
    Vay con thanh kinh xin hoi thay la nen song the nao de minh duoc tot?
    Thua thay.

    Thích

    • Kiếp trước bạn nợ họ, giờ kiếp này bạn đang trả họ, hãy cứ nghĩ như vậy đi. Nếu tránh được thì tránh, mà chót bị rồi thì cũng vui. Chúa cũng dạy: nếu ai đó tát con má bên phải, hãy đưa nốt má trái cho họ tát. Feel happy nhé.

      Đã thích bởi 2 người

      • Bạn gì ơi cho hỏi ? Nếu kiếp trước mình nợ họ hay ngược lại kiếp này họ làm điều sai vs mình thì ntn nhỉ? Sao biết kiếp trước mình nợ họ? Nếu kiếp này mình trả hết cho họ mà họ lại đối xử tệ vs mình thì chắc kiếp sau lại là 1 vòng lẫn quẫn nữa sao?

        Thích

    • Chào bạn,

      Mình xin được mạn phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
      Mình cũng là 1 người bình thường đạo hạnh cũng không cao nhưng trước tiên mình luôn sống và làm việc theo lương tâm của mình. Ai cũng có thể tu hành và chắc hẳn ai cũng có thể nói được 1 câu: ” phật tại tâm”.Thế nào là phật tại tâm? chắc hẳn ai cũng có thể trả lời được rằng: có nghĩa là trong tâm luôn hướng phật. vậy thử hỏi trong từng ấy con người đã ai có thể hiểu thật sự thế nào là tâm luôn hướng phật, hay chỉ nghĩ đơn giản là hàng ngày ăn chay tụng kinh luôn luôn nghĩ đến phật thôi là đủ? không….thực ra điều đó chỉ đơn gian là từng giờ từng phút, từng giây khi bạn còn tồn tại bạn hãy sống, suy nghĩ và hành động theo lời dạy của phật. Vạn vật đều có nhân – quả. Bạn cũng như mình đều cảm thấy xã hội bây giờ đầy rẫy những bất công. nhưng suy nghĩ của mình khác bạn và mình luôn tin vào luật nhân quả nên mình chung hòa được cảm giác đó và mình vẫn sống rất tốt rất vui vẻ.Điều đó không có nghĩa là mình phó mặc cho số phaank. mình vẫn luôn cố gắng để vươn lên nhung minh không bạn tâm lắm về những con người mà bạn đang hỏi. mình chỉ thấy tội nghiệp cho họ thôi, vì những gi họ làm đều sẽ là nghiệp chướng của họ sau này, có những người nghiệp năng họ sẽ nhận quả quá ngay trong kiếp này. hoặc nếu không thì sẽ cộng nghiệp cho con cái đời sau.

      Theo mình: Bạn chỉ cần sống và hành động theo lương tâm mình và trong tâm bạn luôn hiểu được chính xác thế nào là phật tại tâm và hãy tin vào luật nhân – quả. Phúc và họa đều do mình tạo nên thôi.

      Thân ái!

      P/S: bạn có thể tham khảo bài này nhé http://www.oon.vn/kham-pha-10-tang-dia-nguc-phan-3/

      Thích

      • Nếu Bác Hồ có thông tuệ như bạn thì…Thực dân pháp chúng ta không cần đánh vì họ sẽ bị nghiệp chướng, cộng nghiệp gì gì..và rồi Việt Nam sẽ độc lập. Và một xã hội với những quan tham tham nhũng, người nông dân nghèo, vị thế dân tộc, quốc gia bị xem thường thì nghiệp chướng se quả báo à, và với lý luận của bạn thì bạn đang ung dung trước sự bất công khó khăn của XH và phó mặt cho hai chữ nghiệp chướng sao. Nên nhớ giáo lý Phật giáo dùng để tu dưỡng cho cá nhân, không làm nên cách mạng và nền văn minh. Những điều Phật giáo dạy hoặc hình tượng hóa là để điều chỉnh hành vi con ngươi (đôi khi thần thánh hóa, điều này nên nhớ chỉ phù hợp với điều kiện nhận thức con người ở những giai đoạn cụ thể). Một xã hội nhận thức cao không có sự tồn tại của cái gọi là lãnh tụ, thần thánh,..có chăn sự tồn tại những cá nhân tập hợp, phát hiện những sự vật hiện tượng đưa ra nhưng kết luận, chân lý làm nhiều người tâm đắc..những điều này phải được phổ thông quá cho XH chứ không phải phổ thông hóa cá nhân thành vĩ nhân. Văn hóa khẩu hiệu và lãnh tụ chỉ tồn tại trong XH kém phát triển. Tất nhiên anh hùng dân tộc không thuộc nhóm này và cần được tôn vinh cho dù họ ở thời đại nào.

        Thích

      • Trunghau noi rat co ly. That ra phat la tai tam nhung ko co nghia la moi thu deu the dc. Neu ai cung lam dc vi nhan nhu vi hoa thuong ay thi ai se lao dong ai se tao lap xa hoi. Tat ca deu song theo phuong thuc tu cung tu cap k dung den ai sao. Quan trong la cai tam thoi. Nguoi ko co tam thi thien ac bat phan. Nguoi co tam thi du co lam gi cung biet gioi han. Do goi la thien.

        Thích

      • Wow, đồng ý với J Nhân – Quả. Phật tại tâm, mình thấy đúng như Phật Thích Ca bỏ hết địa vị XH – Vật chất để hướng Phật. Còn bây giờ các Thầy làm ngược lại …. Đi tìm vật chất hưởng thụ để hưởng thụ….??? Chỉ có các Thầy trên núi tự lực cánh sinh, không bị cám dỗ của XH… mới mong đắc đạo và Tâm mới tịnh.

        Thích

    • Song va biet la minh dang song la tot. Nhan qua tinh den 3 doi. Nguoi song ac thi dang gieo nhan ac, khi cac nhan duyen hoi du, thi nguoi do cung se gap qua bao tuong tu thoi! Nguoi ac khong gap qua bao trong kiep nay, chang qua la chua du nhan duyen thoi.

      Thích

    • trồng dưa ăn dưa trồng đậu ăn đậu. luan nhan quả. neu người ta dẳm đạp , hiếp đáp, lừa gạt, đàn áp. thì kiếp sau người ta lại bị người khác dẳm đạp , hiếp đáp, lừa gạt, đàn áp lại.

      Thích

  2. Pingback: Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở? | Loc's Blog

  3. Ngụy biện – từ bé sinh ra đã phải học (học ở đây không phải học lấy bằng cấp hay thành tích mà là nghĩa rộng) đại khái là học nhiều thứ để làm gì?? để hiểu biết nhiều – để làm gì??? để sống tốt hơn – vậy làm gì để sống tốt hơn khi không có tiền ? khi luôn thấp kém và bị đối xử không ra gì?? xã hội bao giờ cũng thế không có tiền, của cải, vật chất, … là mãi cũng chả ngóc đầu lên được đâu – Phật tại tâm – cho là như vậy đi – so sánh ta với người thì bị cho là đố kị vậy không so sánh thì sao biết hơn kém, thế nên câu chuyện cũng chỉ là 1 phương thức đánh lạc hướng và giảm nhẹ suy nghĩ mà thôi

    Thích

    • 2 bạn Đào và Nam đã hiểu sai vấn đề. Ở đây ko phải là so sánh với người khác để thấy khuyết điểm của mình mà là so sánh và cho là mình hơn họ tại sao mình ko bằng họ. Vấn đề nằm ở bài viết trên là hãy vui vẻ với những gì mình đang có vì như thế mình đã hơn rất nhiều người rồi. Chung quy chỉ là “biết đủ để mà dừng”. Tuy vậy mình cũng đồng ý là hầu hết những gì đạo giáo nói đến đều là để xoa dịu nỗi đau về tinh thần nhưng điều gì khiến bạn nghĩ điều này ko quan trọng khi nó xoa dịu nỗi đau tinh thần và hướng con người đến tốt đẹp hơn. Bạn nên nghe phật pháp nhiều sẽ hiểu. Thân.

      Thích

  4. tít này chưa đúng,,chỉ có thể nói rằng,,một số người lương thiện thì đúng hơn,,,còn rất nhiều người lương thiện ngoài kia họ có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc

    Thích

  5. Nếu nói như vậy thì người thông Phật pháp là người tâm ích kỹ rồi, chỉ lo tu tâm cho bản thân. Nếu tốt hơn nữa là làm cho những người khác “thông tuệ” như mình…điều này không làm cho XH phát triển (phát triển chậm trải cũng là tụt hậu) mà chỉ làm cho XH tụt hậu so với một thê giới vận động nhanh như ngày nay. Sự phản ánh cái ác là hoạt động của đạo đức bởi một chủ thể, không thể nói chủ thể đó có tâm đố kỵ. Đố kỵ bản thân nó cũng không hoàn toàn xấu, vì đố kỵ cạnh tranh là nguyên tố của sự vận động và phát triển. Tôi không phản bác 100% những lý luận Phật giáo nhưng việc nhìn nhận sự việc theo cách bảo vệ quan điểm của mình, tư tưởng của mình mà không theo không gian, thời gian, sự vật hiện tượng mà chủ yếu từ sự quan sát, bản chất sự vật để đánh giá và cho là kim chỉ Nam thì cần phải xem lại.

    Thích

    • Theo tôi nghĩ nếu các Phật tử vừa biết tu tâm vừa nghiên cứu Khoa học công nghệ phục vụ nước nhà thì rất tốt. Đặc biệt là lĩnh vực Điện nguyên tử. Vì tôi thấy tu tâm và nghiên cứu Khoa học công nghệ có mối liên hệ biện chứng với nhau.

      Thích

    • cu chay theo su phat trien xh thi lam con nguoi mau huy duyet, o thoi dai nao cung phai piet luan hoi, ko co tam linh thi van vat vhet het rui ly dau de xa hoi phat tien noi ko phat trien, ban co thay ma ko, chac la ko, ban co thay gio ko chac la ko, neu ban thay dc gio thi ban se nhin dc ma

      Thích

  6. “Lời dạy” này không có giá trị khắc phục vấn đề, mà chỉ có giá trị tu sửa tâm lý của chủ thể.
    Mà tâm lý của một người thì có ti tỉ những cái khách quan tác động đến, không thể nói là chỉ có tại mình mà ra được.
    “Dạy” thế này chỉ khiến con người ta cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân mà đánh mất cái nhiệt huyết, cái vui sống, cái tinh thần vươn lên.
    Bullshit

    Thích

  7. Sự độ kị xuất phát từ lòng tư lợi . Nếu như đó là tham vọng muốn có vị trí người đó có mà ta không có, tài sản người đó có mà ta không có hoặc muốn người khác cơ cực để ta không phải là kẻ đứng ở chỗ thấp nhất thì đấy thật sự là ác tâm. Thế nhưng một người đau xót , phẫn nộ khi thấy xã hội thiếu công bằng, lẽ phải không được thực thi , kẻ xấu vì làm giàu mà bất chấp tổn hại người khác nên muốn thay đổi xã hội thì đấy không phải là lòng tư lợi do đó nó không phải là ác tâm. Bởi vì ta không mưu cầu được thế chỗ của kẻ làm giàu bất chính kia, không mưu cầu cũng được giàu có như anh ta, ta mưu cầu cái sự tốt đẹp cho tất thảy.

    Thích

  8. Mỗi người có một cách hiểu và cách hành xử theo quan điểm đạo Phật. Đạo Phật dạy chúng ta sống lương thiện, không làm gì có hại cho người khác chứ không có nghĩa là không đấu tranh để vươn lên cải thiện cuộc sống của chính mình. Có nghĩa là phải sống khôn ngoan các bạn nhỉ:)

    Thích

  9. Chỉ có người chăm học Phật Giáo mới lãnh hội đc thôi còn Thiên Chúa Giáo hay Tin lành chưa chắc đc. @@! Xã hội có mấy người là người lương thiện đây T.T

    Thích

    • Bạn không nên so sánh tín ngưỡng khách quan như vậy. Đạo nào cũng hướng con người đến chân thiện mỹ. Giúp cho con người cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn, một tia hy vọng trong những lúc cực kỳ khó khăn . . .

      Thích

      • Ok bạn nói đúng.đừng đụng đến tôn giáo mà chỉ hội đàm về tư tưởng triết lý mà thôi.bông hoa nào cũng có màu sắc riêng.nếu ai ngoan đạo và tinh tấn tất nhiên sẽ tốt hơn…cũng như người chơi đàn luyện tập thường xuyên chắc chắn hay hơn ngươi k tập.

        Thích

  10. Ác và thiện_cái gì là ác, cái gì là thiện_Như người giết lợn, con lợn cũng là 1 sinh mạng, họ giết lợn xẻ thịt, vậy họ là kẻ ác, chúng ta ăn thịt lợn cũng là kẻ gián tiếp làm việc ác, mà người gián tiếp thì tội ác lớn hơn nhiều người giết lợn. Vậy theo luật nhân_quả, tiền kiếp_hậu kiếp; kiếp sau, sau, và sau nữa chắc bạn làm những con vật để người khác luôn giết thịt, qua bao nhiêu kiếp rồi mới trở lại kiếp người quá!!! Và cứ như thế sinh ra 1 vòng tuần hoàn trong số phận của bạn???
    Tiền kiếp và hậu kiếp_Có xảy ra thật không!!! Nếu có xảy ra, bạn biết kiếp trước bạn là ai hay đã làm gì ko
    Hỉ nộ ái ố sân si dục_Con người luôn có. Bạn thử cảm nhận nếu như ko có thất tình này, bạn sẽ sống ra sao, có lẽ chẳng có cảm giác sống là gì, nhìn từng ngày trôi qua mà ko biết vui buồn là gì, người ta chửi bạn bạn cũng ko có cảm giác gì, cứ trơ ra như khúc gỗ, vậy …đó gọi là sống.
    Hãy sống với những gì bạn đáng sống, tốt nhất biết cân nhắc chuyện đúng sai, trái phải, khi cần ác thì ác, khi cần thiện thì thiện, và bạn nên là chính mình.

    Thích

  11. nôi chung neu tới duyen tu nhien se linh hoi duoc loi phat day. neu co duyen nghe môi ngay cung khong linh hoi duoc la do nghiep con nặng. Khong co duyen de duoc nghe lơi day moi toi nghiep. A Di Đa Phat ! Cứ sông cho tôt la duoc.

    Thích

  12. Ban tran minh hai cho minh that mot cau nhe,
    Neu ban o trong lop hoc ma co mot so nguoi thuong hay ha hiep ban,
    Hoac co mot nguoi co tinh kiem chuyen voi ban roi tat vao mat ben trai cua ban ma ban ko co loi gi het,vay ban co dua mat ben phai de cho nguoi kia tat tiep ko? Hay la ban se tu noi voi ban than minh la tao phai cho may biet le do!
    Biet le song! Dep ngay cai tinh an hiep nguoi hien?

    Thích

  13. Xin quy thay cho con hoi,Nen doi pho the nao khi minh bat buoc phai song chung moi truong cung voi nguoi AC -(xau,bun,toi,hen,hung bao,luu manh,i suc manh an hiep ke yeu) nen chiu mem xuoi theo su dan ap cua ho?hoac la cho ho biet ly le/dao ly song,bang cach la phang thang tay?nghia la no rut kiem thi minh phai rut dao?
    Thanh kinh xin quy thay,quy bac phu huynh phan giai gium. 😉

    Thích

    • một con người ác neu ức hiếp bạn và bạn làm theo ý cua người ác . thì người ác se cảm thấy chán vì ức hiếp ban ko co niềm vui bạn dừng làm chúng gét . tồn tại trong người ta vẩn còn lòng nhan từ và do lượng

      Thích

  14. Vì sao chính quyền một số nước chuộng đạo phật? vì nếu dân ai ai cũng theo đạo Phật thì sẽ ko còn thấy mình khổ, không còn thấy xã hội bất công đối với mình mà lên tiếng chống lại. Như thế quản lí dân thật dễ! Hehe mình cũng rất chuộng lý tưởng đạo Phật nhưng có lẽ lý tưởng ấy còn khá xa vời với thực tế và nhiều khi bị lợi dụng như môt công cụ.

    Thích

    • Xin chào tất cả
      Xin góp chút ngu ý của tôi hòng làm sáng tỏ đôi điều thắc mắc.
      – Tôi không biết câu chuyện trên có thật hay không nhưng tôi thấy đạo lý trong đó khá là tương ưng với giáo huấn của chư Tổ, chư đại đức tăng ni trong Phật môn. Và tôi tin tưởng rằng những ai không mắc hoặc mắc ít các lỗi lầm nêu trên thì sẽ có một cuộc sống tự tại, an vui, không khổ não, phiền muộn…. và đó chính là mục đích của bài viết này.
      – Ở trên các bạn càng tranh luận về sự đúng sai của câu chuyện như mối liên hệ với xã hội, chiến tranh,..giàu nghèo v..v Tôi càng thấy sự giáo huấn của câu chuyên thật sâu sắc.

      Thích

  15. Pingback: Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở? | TCCL News

  16. Không có thiện thì làm gì có ác, chúng sinh hướng tới điều thiện thì cũng là chấp nhận sự tồn tại của cái ác mà thôi. Khổ không phải xuất phát từ thiện hay ác vì vốn dĩ đau khổ sinh ra và song hành cùng với sung sướng vậy muốn bỏ đau khổ thì hãy bỏ cái sung sướng đi trở thành vô, hoặc giả chấp nhận sự song tồn đó và thưởng ngoạn đi thôi. Vị cao nhân chỉ cho người ấy thấy những cái ác tâm nhưng không thể dắt người ra khỏi đó vì cái ác và cái thiện vốn song hành ví như đố kỵ có thể làm tăng quyết tâm, tầm nhìn hẹp sẽ rõ hơn nhìn rộng… Và ý sau cùng là Cao nhân chỉ ở có một mình.

    Thích

  17. May thang thay day chung no co lam ra cua cai vat chat gi dau .an bam xa hoi nen kg biet duoc cai nhuc cua giau va ngheo . Nhu VIET NAM day co 1 DANG vi the kg can hoc kg can ganh dua nen NGHEO va NHUC mai do sao

    Thích

  18. cái này chỉ dùng cho dân đen, tầng lớp bị áp bức trong mọi xã hội. đói rách, bị áp bức cũng nên chấp nhận mà sống vui tươi … nếu không thì sẽ bị xem là kẻ ác.

    Thích

  19. Có một câu nói của chủ nghĩa Mác rất đơn giản là ” có đấu tranh thì có phát triển” “khi có sự thay đổi về lượng sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất”… bản thân mỗi con người đều có những cảm giác khác nhau và cái nhìn khác nhau có thể đấy là mâu thuẫn… nhưng nó kích thích cho sự phát triển. Khi bạn cảm thấy thấp kém đó là mâu thuẫn… bạn cố gắng hơn để thay đổi để 1 lúc nào đó khi tích lũy đủ lượng thì chất sẽ thayd đổi… sự thay đổi tích cực hay tiêu cực là do cách suy nghĩ, cách làm và cả chính cơ hội của bạn…

    Có đấu tranh có nghĩa là có tích lũy về lượng… và có thể dẫn tới sự thay đổi về chất. Bước nhảy sẽ không xảy ra khi mọi người chấp nhận nó và dừng lại :)… do đó mỗi con người phải không ngừng đấu tranh, học hỏi thì xã hội này mới có thể phát triển được… Còn về luật nhân quả nó đơn giản nhiều lúc chỉ để giúp con người hướng thiện mà thôi… Nên nhớ Phật chỉ khuyên chứ không ép buộc… và cũng đừng cầu xin gì ở đức Phật… trích dẫn một câu nói khá nổi tiếng ” bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm”…. hãy tự lực cánh sinh và tin vào bản thân mình sống sao để cho bản thân mình đừng để hối tiếc rằng mình đã được sinh ra

    Thích

  20. Đạo là để luyện tâm , tâm sáng thì tỏ đường . Nhìn rõ được chân tướng thì tiến không lo mà lui không ngại . Nhìn rõ được thế sự thì vào ra trận địa như chỗ không người . Các bạn chỉ biết nhìn người mà không biết nhìn mình thì không thể tiến bộ , nội lực không có thì lấy gì mà phát huy , mà cách mạng ??? Lời Phật , lời Chúa hay các vị khác cũng suy từ tâm con người mà ra , cùng một gốc Thiện mà thôi .
    Nếu người ta ác với mình , tự hỏi xem tại sao họ lại làm như vậy ?
    Nếu người ta giúp đỡ mình , tự hỏi xem tại sao mình lại được giúp đỡ ?
    Hãy nhìn thế giới xung quanh bằng cái tâm sáng , thử xem nó có đỡ “khổ” hơn không .

    Thích

  21. mot tac pham hay ma roi vao tay nhung dua tre chua biet doc thi no se xe ra lam dieu hoac may bay hay nhung tro tieu khien khac. Ai biet duoc gia tri cua no thi phai biet giu gin can than. Neu kg can than ma dem khoe khoan thi chuyen do se xay ra , luc do phai tu trach minh truoc kg nen trach nhung dua tre.

    Thích

  22. Sự cố chấp về cái tôi còn quá lớn. Giúp người mà tính toán đến danh lợi thì không nên giúp, thêm nhọc tâm trí – nếu mục đích giúp người vì lợi đến mình thì miễn bàn.
    Cuối cùng, tiếng tăm cũng chẳng cho đời thêm thọ. Cuối cùng khi chết, tâm trí cũng lắng đọng như hồ nước mùa thu.

    Thích

  23. Nhân vô thập toàn. Thiện và ác đều như nhau. Bởi thế ta nên quý trọng nó! Cái gì cũng có 2 mặt, người hướng Đạo chưa chắc chắn đã hiễu Đạo. Điều quan trọng chúng ta có sống được với cái ác bằng một cách tích cực nhất! Ta không sợ cái ác được biểu lộ bên ngoài.

    Thích

  24. Ban quen mot vi du moi ve mot nguoi cha tre vi qua ac nen moi bi nam thang cong an danh chet bo lai dua con nho xiu, dua be nho xiu do chac cung qua ac giong cha no nen phai chiu canh mo coi som…..

    Thích

Bình luận đã được đóng.