QUẦN ĐẢO NAM SA (Gs Vũ Cao Đàm dịch nguyên bản tiếng Tàu trên báo điện tử Trung Quốc

Xin chuyển một bài không thể bỏ qua: “Trung Quốc Binh Khí Đại Toàn” trên báo điện tử Trung Quốc, do Gs Vũ Cao Đàm dịch . 

  
Bọn Trung cộng vừa ăn cướp vừa là làng.

Đây là bằng chứng rõ ràng về ý đồ xâm lược, ỷ mạnh hiếp yếu của bọn Hán tộc.

Đấy cũng là một bài học để đời cho bọn TS , BN cho Hán cộng phải dứt khoát ném chủ trương “4 tốt, 16 chữ vàng” vào cầu tiêu; hãy quay về với đất nước, dân tộc Việt,đánh đuổi bọn giặc cướp đất, cướp biển đảo và âm mưu thôn tính cả nước ta!


QUẦN ĐẢO NAM SA

 

(Gs Vũ Cao Đàm dịch nguyên bản tiếng Tàu trên báo điện tử Trung Quốc Binh Khí Đại Toàn).

Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi. Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.

báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được. 

Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.

Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.

Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”. Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta. Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được

Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.

Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.

Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa :
1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.
2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.

  1. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.
  2. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philipin thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.

  3. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.

  4. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

  5. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.

  6. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân của Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.

  7. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến, nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như : cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.

  8. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.

Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được.c
Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.
Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải.

Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết.

Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. 

 

Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc.

 

Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.
Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta.

 

Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Nếu các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.
Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”.

Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu.

Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”.

 

Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm

“chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình,

chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipines, Malaysia, Bruney… giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. 

Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.

Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt.

Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối.

Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ.

Nếu Việt Nam nguyện làm đầu tiên thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.

Nguồn :

Một suy nghĩ 14 thoughts on “QUẦN ĐẢO NAM SA (Gs Vũ Cao Đàm dịch nguyên bản tiếng Tàu trên báo điện tử Trung Quốc

  1. Bọn này đúng là một lũ súc vật. Vừa ăn cướp vừa la làng, gắp lửa bỏ tay người. Chúng mày quá trơ trẽn, nhục nhã lũ súc sinh Trung Quốc. Bọn mày lại một lần nữa quá ảo tưởng về sức mạnh rồi. “Thùng rỗng thường kêu rất to”. Hãy cứ ảo tưởng đi. Việt Nam và Thế giới sẽ dạy cho loài súc sinh chúng mày một bài học xương máu. Lúc đó không những Trường Sa-Hoàng sa sẽ trở lại của Việt Nam, mà cả đất nước của loài súc vật, cạn bả của Thế giới cũng sẽ là của Việt Nam. Lúc đó toàn bộ loài súc sinh chúng mày sẽ bị phanh thây làm mồi cho sinh vật của Bỉển Đông, và Thế giới này sẽ sạch bóng lũ cạn bả tàu chó. Hãy chờ mà xem.

    Thích

    • Lu giac tau nuon nuon doi cuop bang moi thu doan nhung bon chung xe pai cha gia dat cho hânhnh dong an cuoc co thu doan va đa tam vo dao do chung ta nguoi vn hay cung nhau doan ket va pan dau de k mot ke tran cuop lao den ma co duong ve duoc nua .cong minh nguoi con cua vn

      Thích

  2. 1
    Kinh xin ông Vu Cao Dàm dich ra tiêng Tàu dê cho dân tôc Tàu biêt ro dâu là su thât, Ai là ke cuop nuoc cua nguoi khac …

    BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
    VÀ SỰ TOÀN VẸN LÃNH THỔ
    Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG
    Theo Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 9-12-1998, Liên Hiệp Quốc thừa nhận sự quan trọng của cuộc hợp tác quốc tế nhằm loại trừ hữu hiệu các vi phạm nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của các dân tộc và các cá nhân trong đó phải kể đén những vi phạm tập thể, thô bạo và có hệ thống bắt nguồn từ sự kỳ thị chủng tộc, từ chế độ thực dân, đô hộ hay chiếm đóng, sự gây hấn hay đe dọa chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ do sự phủ nhận quyền dân tộc tự quyết và quyền của các dân tộc và các cá nhân được hành sử đầy đủ chủ quyền của họ đối với tài nguyên và nguồn lợi thiên nhiên của đất nước.
    BÌNH GIẢI VỚI ÔNG TẬP CẬN BÌNH VỀ CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
    Mới đây, các học giả trong Viện Nghiên Cứu Chính Sách Hoa Kỳ đã phê phán chính sách bá quyền của Trung Quốc là Chính Sách Phát Xít Cổ Điển. (Bejiing Embraces Classical Fascism).
    Thay vì tiếp thu chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng theo sự mong đợi của mọi người, giới lãnh đạo Trung Quốc càng ngày càng trở nên giáo điều và bảo thủ. Cũng như tại Ý Đại Lợi, 50 năm sau Cách Mạng Phát Xít, Mussolini đã chết nhưng Nhà Nước Ý vẫn giữ chế độ độc tài và chủ yếu vẫn đàn áp chính trị. Để biện minh cho chế độ, họ thường xuyên nêu lên quan hệ về sự vinh quang cổ xưa của “Dân Tộc Ý Vĩ Đại”. Từ thế kỷ thứ nhất Đế Quốc La Mã đòi chủ quyền lãnh thổ toàn vùng Biển Địa Trung Hải chạy từ Tây Âu (Tây Ban Nha) qua Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ). Họ gọi đó là biển lịch sử hay Biển Của Chúng Tôi (Mare Nostrum, Our Sea).
    Ngày nay, phỏng theo Chủ Nghĩa Phát Xít Cổ Điển Ý, Bắc Kinh cũng đề xướng “Dân Tộc Hán Vĩ Đại” nhằm phục hồi Đế Quốc Đại Hán.
    Chủ trương cố hữu của Bắc Kinh được quy định như sau: Những lãnh thổ trước kia đã được Trung Quốc chinh phục và khai hóa nay phải trả về cho (Trung Quốc) văn minh chứ không thể thuộc về phe (Đế Quốc) dã man.
    Trong Chiến Tranh Biên Giới Ấn-Hoa năm 1962 Trung Quốc đòi chủ quyền vùng biên giới Ấn Độ rộng 90 ngàn cây số vuông thuộc tiểu bang Arunachal Pradesh phía Đông Bắc.
    Chính Sách Bá Quyền được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lược Sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ và lời tuyên bố của Mao Trạch Đông: “Tất cả các lãnh thổ và
    2
    hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe các Đế Quốc Tây Phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau Thế Chiến I, như Ngoại Mông, Triều Tiên, “An Nam”, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Hồng Kông, Macao, cùng những đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc”.
    Hiện nay, tại vùng Biển Đông Nam Á, rập theo tham vọng của Đế Quốc La Mã hồi thế kỷ thứ nhất coi Địa Trung Hải là Biển Lịch Sử La Mã, Bắc Kinh cũng đưa ra thuyết Biển Lịch Sử hay Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn và coi đó là mục tiêu chiến lược từ 1955, nhất là từ khi Trung Quốc ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển tại Montego Bay, Jamaica ngày 10-12-1982. Công Ứớc này đã được phê chuẩn để có hiệu lực chấp hành từ năm 1994.
    Tuy nhiên thuyết Biển Lịch Sử ngày nay đã lỗi thời. Nó đi trái những điều khoản của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và đi trái Luật Tục Lệ Quốc Tế của Tòa Án Công Lý Quốc Tế The Hague.
    Theo Công Pháp Quốc Tế
    Chiếu Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển các quốc gia duyên hải được hưởng quy chế Thềm Lục Địa 200 hải lý (370km) để thăm dò và khai thác dầu khí. Đây là chủ quyền chuyên biệt (sovereign exclusive right), không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị (occupation, exploration or assertion of right). Mọi sự tự tiện chiếm cứ của ngoại bang dầu có võ trang hay không đều bất hợp pháp, vô giá trị và vô hiệu lực (các Điều 77 và 81).
    Về mặt địa lý, tại quần đảo Hoàng Sa, đảo Tri Tôn chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý, và đảo Hoàng Sa chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy quần đảo Hoàng Sa nằm trong Thềm Lục Địa 200 hải lý của Việt Nam.
    Về mặt địa chất, các chuyên gia quốc tế như Tiến Sĩ Khoa Học Armand Krempf, Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương, sau 2 năm nghiên cứu, đo đạc và vẽ bản đồ các hải đảo và đáy biển, đã lập phúc trình kết luận rằng: “Về mặt địa chất, các đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam”. (Geologiquement les Paracels font partie du Vietnam). Về địa hình đáy biển Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp lục địa Việt Nam.
    Vì đáy biển Hoàng Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền kéo dài ra ngoài biển nên chiếu Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Việt Nam có triển vọng được Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc cho mở rộng
    3
    Thềm Lục Địa Pháp Lý 200 hải lý (370km) thành Thềm Lục Địa Địa Chất hay Thềm Lục Địa Mở Rộng có thể đến 350 hải lý (650km).
    Trong khi đó từ Hoàng Sa về lục địa Trung Hoa có một rãnh biển sâu tới 2,300m. Như vậy về mặt địa chất và địa hình đáy biển, Hoàng Sa không phải là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Trung Hoa từ đất liền ra ngoài biển. Trong trường hợp này Trung Hoa không được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Mở Rộng. (Extended Continental Shelf).
    Tại Trường Sa cũng vậy, tại Bãi Thanh Long Tứ Chính, nơi khai thác dầu khí, độ sâu chỉ tới 400m, và tại đảo Trường Sa độ sâu chỉ tới 200m. Như vậy về mặt địa chất và địa hình đáy biển, cũng như Hoàng Sa, các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Theo quan điểm của các Luật Sư Covington và Burling trong Bản Tường Trình ngày 19-6-1995 gửi Chính Phủ Việt Nam, quần đảo Trường Sa có triển vọng được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Mở Rộng đến mức tối đa 350 hải lý.
    Trong khi đó từ Trường Sa về bờ biển Quảng Đông có một rãnh biển sâu tới 4,550m. Như vậy các đảo Trường Sa không phải là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Trung Hoa từ đất liền ra ngoài biển. Và Trung Quốc không được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Mở Rộng 350 hải lý. Dầu sao, trong mọi trường hợp, khoảng cách từ Hoa Lục tới đảo Trường Sa là 750 hải lý (quá xa tầm 350 hải lý Thềm Lục Địa Mở Rộng nếu có).
    Hơn nữa, về mặt địa lý, Bãi Thanh Long Tứ Chính và đảo Trường Sa chỉ cách lục địa Việt Nam từ 150 đến 220 hải lý. Trong khi đó quần đảo Trường Sa cách lục địa Trung Hoa từ 550 đến 800 hải lý nên không nằm trong thềm lục địa Trung Hoa.
    Ngày 14-7-1995 nhân danh Chủ Tịch Hội Luật Gia Việt Nam tại California người viết bài này đã gửi văn thư cho 7 vị nguyên thủ quốc gia trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) yêu cầu các quốc gia duyên hải Biển Đông Nam Á đưa vụ tranh chấp ra trước Tòa Án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển hay Tòa Án Công Lý Quốc Tế The Hague để phân định chủ quyền các hải đảo và các vùng hải phận của các quốc gia duyên hải. Đồng thời đổi danh xưng Biển Nam Hoa thành Biển Đông Nam Á. Vì Biển Nam Hoa có thể được giải thích sai lầm là biển của nước Trung Hoa về phía nam.
    Trong Bản Tường Trình nạp tại Ủy Ban Phân Định Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc ngày 11- 5-2009, Chính Phủ Bắc Kinh cố tình đề cập đến hải phận trên bản đồ Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn mà họ gọi là Biển Lịch Sử. Chứ không vẽ Thềm Lục Địa Mở Rộng theo các tiêu chuẩn luật định về khoa học và kỹ thuật như Quy Chế Liên Hiệp Quốc đòi hỏi. Do đó Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa đã bác bỏ không cứu xét đơn thỉnh nguyện năm 2009 của Bắc Kinh.
    4
    Lưỡi Rồng Trung Quốc
    Lưỡi Rồng Trung Quốc (mà dân gian gọi là Lưỡi Bò) chiếm 80% hải phận Biển Đông Nam Á. Nó nằm sát bờ biển các quốc gia duyên hải, chỉ cách Quảng Ngãi 40 hải lý, và cách Phi Luật Tân và Mã Lai 25 hải lý. Như vậy nó tước đoạt ít nhất 160 hải lý của Thềm Lục Địa Việt Nam, và 175 hải lý của các Thềm Lục Địa Phi Luật Tân và Mã Lai. Đây hiển nhiên là sự vi phạm thô bạo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển dành chủ quyền chuyên biệt cho các quốc gia duyên hải như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai được hưởng tối thiểu 200 hải lý Thềm Lục Địa Pháp Lý để thăm dò và khai thác dầu khí.
    Theo Học Giả Mark J. Valencia tại Viện Hải Học Đông Tây Hawaii (East-West Institute) yêu sách của Trung Quốc về Biển Lịch Sử không được Luật Pháp và Tòa Án chấp nhận. Ngày nay càng ngày dư luận quốc tế càng phê phán và chế giễu Lưỡi Rồng Trung Quốc là khôi hài và lố bịch (China’s claim is being increasingly criticized and even ridiculed: China and the South China Sea Disputes, Mark J. Valencia, Oxford University Press. October 1995).
    Mặc dầu vậy, từ 1955, để phục hồi Chủ Nghĩa Bá Quyền, Bắc Kinh lại nêu lên thuyết Biển Lịch Sử để đòi chủ quyền lãnh thổ tại vùng hải phận và các hải đảo Hoàng Sa Trường Sa. Họ cho đó là một vấn đề “bất khả tranh nghị”.
    Về điểm này chúng ta nhắn nhủ nhà cầm quyền Bắc Kinh rằng: Trong thế kỷ này và dưới vòm trời này, không có điều gì, việc gì, hay vấn đề gì là bất khả tranh nghị! Về mặt tinh thần, văn hóa, pháp lý và đạo lý, Trung Quốc không thể nói một đàng làm một nẻo. Họ phải tôn trọng danh dự quốc gia và chữ ký của họ trong các Công Ước Quốc Tế. Họ phải chấp nhận công khai hóa vụ tranh chấp và phải đưa ra trước thanh thiên bạch nhật những tài liệu và quan điểm cho biết tại sao và căn cứ vào đâu mà đòi tước đoạt chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia Đông Nam Á tại các thềm lục địa như đã quy định trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc đã ký kết tham gia với tư cách một trong Ngũ Cường hội viên thường trực Hội Đồng Bảo An? Nếu không đưa ra sự giải thích hợp lý và các cơ sở pháp lý thì Trung Quốc vẫn chỉ là kẻ sử dụng Luật Rừng Xanh Mạnh Được Yếu Thua. Để tước đoạt 4/5 Thềm Lục Địa Pháp Lý của Việt Nam, đồng thời tước đoạt 7/8 Thềm Lục Địa Pháp Lý của Phi Luật Tân và Mã Lai.
    Hơn nữa, chiếu các Điều 77 và 81 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, chủ quyền của các quốc gia duyên hải tại Thềm Lục Địa có tính tuyệt đối và chuyên biệt. Bất cứ sự xâm phạm nào của ngoại bang dầu là xâm chiếm võ trang hay không võ trang cũng đều bất hợp pháp, vô giá trị và vô hiệu lực. Cũng như việc Nhật Bản đã chiếm cứ bất hợp
    5
    pháp các hải đảo và hải phận tại Hoàng Sa và Trường Sa thời Thế Chiến II từ 1938 đến 1945.
    Chắc hẳn Trung Quốc cũng hay biết rằng Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 là một văn kiện chính sử mà các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc đã ký kết có nghĩa vụ phải tôn trọng và thực thi.
    Ngoài Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, còn có rất nhiều tài liệu lịch sử rút ra từ chính sử Trung Quốc theo đó chủ quyền của Việt Nam tại các hải đảo Hoàng Sa Trường Sa đã được thừa nhận bởi các quốc gia trên thế giới kể cả Trung Quốc.
    Tuyên Cáo Cairo 1943
    Trong khi Thế Chiến II còn đang tiếp diễn, năm 1943, ba cường quốc đồng minh đại diện bởi Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt, Thủ Tướng Anh Churchill và Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã hội nghị tại Cairo (Ai Cập), và đã ký Tuyên Cáo Cairo ngày 27-11-1943 trong đó có đoạn như sau:
    “Đối tượng của các quốc gia đồng minh là tước bỏ quyền của Nhật Bản trên tất cả các lãnh thổ và hải đảo tại Thái Bình Dương mà Nhật đã cưỡng chiếm từ khi khởi sự Thế Chiến I. Tất cả các lãnh thổ và hải đảo mà Nhật Bản đã chiếm đoạt của nhân dân Trung Hoa như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ sẽ phải giao hoàn cho Trung Hoa Dân Quốc”. Điều đáng lưu ý là, tại Hội Nghị Cairo Tổng Thống Tưởng Giới Thạch không đòi Hoàng Sa và Trường Sa. Và như vậy đã khước từ chủ quyền tại hai quần đảo này. (U. N. Treaty Series, American Policy 1950-1955)
    Theo công pháp quốc tế Tuyên Cáo Cairo 1943 là một hiệp ước quốc tế tạo nên những nghĩa vụ quốc tế áp dụng cho các quốc gia liên hệ. Nó có hiệu lực cưỡng hành đối với Trung Quốc, dầu là Trung Hoa Dân Quốc hay Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là quốc gia kế thừa chủ quyền. Đặc biệt là, trong hiện vụ, ngày 4-12-1950, Chu Ân Lai, lúc này là ngoại trưởng, cũng đã tuyên bố tán thành Bản Tuyên Cáo Cairo 1943 là văn kiện lịch sử quốc tế mà Hoa Kỳ, Anh Quốc và Trung Quốc đã ký kết để làm căn bản cho Hòa Ước với Nhật Bản (Hòa Ước San Francisco ngày 8-9-1951). (Chou En Lai’s Statement on the Peace Treaty with Japan. People’s China, 12-16-1950).
    Hội Nghị Hòa Bình San Francisco 1951.
    Năm 1951, 51 quốc gia đồng minh họp Hội Nghị để ký Hòa Ước Cựu Kim Sơn ngày 8-9-1951. Mục đích để chấm dứt tình trạng chiến tranh, phục hồi và tái thiết Nhật Bản nhằm xây dựng hòa bình thế giới trong tinh thần hòa giải, hợp tác và hữu nghị theo tôn chỉ của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
    6
    Ngày 12-7-1951 Ban Tổ Chức Hội Nghị San Francisco phổ biến bản Dự Thảo Hòa Ước trong đó Điều 2 về Lãnh Thổ (Territory) đề cập đến những vấn đề chủ yếu như sau:
     Nhật Bản khước từ chủ quyền tại đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ [để giao hoàn cho Trung Quốc].
     Nhật Bản khước từ chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [để giao hoàn cho Việt Nam].
    Đây là một quyết định hợp lý.
    Ngày 5-9-1951, trong phiên Khoáng Đại thứ 5, Ngoại Trưởng Liên Sô Andrei Gromyko đệ trình Tu Chính Án yêu cầu Hội Nghị trao Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) cho Trung Quốc. Tuy nhiên Tu Chính Án này đã bị Hội Nghị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và 1 phiếu trắng.
    Ngày 7-9-1951, trong phiên Khoáng Đại thứ 7, Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Trần Văn Hữu, Trưởng Phái Đoàn Quốc Gia Việt Nam lên diễn đàn công bố chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và không gặp sự phản kháng nào của 50 quốc gia tham dự Hội Nghị (kể cả Liên Xô).
    Với sự công bố chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa Trường Sa trước 50 quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc tham dự Hội Nghị San Francisco 1951, chúng ta khẳng định rằng: Từ 1951 các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, chứ không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
    Hiệp Định Geneva 1954
    Tháng 7-1954, để giải quyết Chiến Tranh Đông Dương, Hội Nghị Geneva được triệu tập với sự tham dự của 9 quốc gia gồm Ngũ Cường Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô và Trung Quốc, cùng Ai Lao, Cao Miên và 2 nước Việt Nam là Quốc Gia Việt Nam (Miền Nam) và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Miền Bắc). Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954 một lần nữa, đã minh thị xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa (lúc này là Quốc Gia Việt Nam) tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Thật vậy Điều 4 Hiệp Định Geneva 1954 quy định như sau:
    “Giới tuyến giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam (Vĩ Tuyến 17) kéo dài ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển.
    7
    “Lực lượng Liên Hiệp Pháp (gồm có Quốc Gia Việt Nam, Pháp và đồng minh) phải rút khỏi tất cả các hải đảo tại phía Bắc giới tuyến (Vĩ Tuyến 17).
    “Quân đội Nhân Dân Việt Nam (Bắc Việt) phải rút khỏi tất cả các hải đảo phía Nam giới tuyến” (Vĩ Tuyến 17) nơi tọa lạc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (từ Vĩ Tuyến 17 đến Vĩ Tuyến 7, từ Quảng Trị xuống Nam Cà Mau). .Do đó chiếu Hiệp Định Geneva 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa. (Từ 1955 Quốc Gia Việt Nam thay đổi chính thể và lấy quốc hiệu là Việt Nam Cộng Hòa).
    Vì Bắc Việt không có chủ quyền lãnh thổ từ Vĩ Tuyến 17 vào Nam, nên không có tư cách để chuyển nhượng Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Quốc. Hậu quả là Công Hàm Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai ngày 14-9-1958 không có giá trị và không có hiệu lực pháp lý. Theo Điều 12 Tuyên Cáo ngày 21-7-1954 “Trong quan hệ với Việt Nam, các quốc gia tham dự Hội Nghi Geneva 1954 cam kết tôn trọng nền độc lập, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”. Vì Chu Ân Lai đã hướng dẫn phái đoàn tham dự Hội Nghị Geneva 1954 nên không thể quên Điều 12 Tuyên Cáo nói trên.
    Căn cứ vào những tài liệu lịch sử nói trên, Trung Quốc đã ý thức sự yếu kém của họ về cả ba mặt pháp lý, địa lý và lịch sử. Do đó họ không bao giờ dám công khai thảo luận về vấn đề tranh chấp chủ quyền các hải đảo và hải phận tại Biển Đông Hải. Họ thường tránh né và cho đó là một vấn đề bất khả tranh nghị. Lý do là vì họ không có tài liệu hay lý lẽ gì để đưa ra tranh nghị công khai dưới thanh thiên bạch nhật trong tinh thần chính đại quang minh. Tất cả lý lẽ và lập trường của Trung Quốc chỉ thu gọn trong câu: “Biển Nam Hoa là Biển Lịch Sử của Trung Quốc”. Theo các luật gia và chuyên viên hải học trên thế giới, thuyết Biển Lịch Sử của Đế Quốc Đại Hán đã lỗi thời và lạc hậu.
    Kể từ 1982, vấn đề Biển Lịch Sử đã được giải quyết chung thẩm bởi Điều 8 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển:
    “Tòa Án Quốc Tế The Hague định nghĩa Biển Lịch Sử là Nội Hải, nghĩa là vùng biển tọa lạc trên đất liền về phía bên trong đường cơ sở (ranh giới) của Biển Lãnh Thổ (12 hải lỷ). Theo Tòa Án Quốc Tế: “Biển Lịch Sử hay nội hải của một quốc gia nằm bên trong đất liền về phía bên trong đường cơ sở của biển lãnh thổ”. (The International Court of Justice has defined “historic waters” as “internal water” (Fisherys cases UK vs. Norway, 1951, I. C. J. 116, 130); “Waters on the landward side of the baseline of the territorial sea form part of the internal water of the State” (Art. 8 LOS Convention 1982). Vì vậy Biển Nam Hoa chỉ được coi là ngoại hải, chạy từ bờ biển Trung Hoa đến bờ biển Nam Dương, và rộng tới 2000 cây số. Lẽ dĩ nhiên nó không phải là Biển Lịch Sử hay Thềm Lục Địa của Trung Hoa.
    8
    Đổi Mới hay Chiến Thuật Giai Đoạn?
    Một vấn đề thời sự đáng lưu ý là ngày 14-12-2012 Trung Quốc đệ nạp Liên Hiệp Quốc hồ sơ đăng ký chủ quyền tại Đông Trung Quốc Hải (Biển Hoa Đông) nhân vụ tranh chấp chủ quyền các hải đảo Điếu Ngư (Diaoyu) hay Senkaku tiếp giáp Okinawa của Nhật Bản.
    Trong vụ này Bắc Kinh cũng viện dẫn Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đòi chủ quyền lãnh thổ Điếu Ngư vì cho rằng đảo này tọa lạc trong Thềm Lục Địa 200 hải lý tại Biển Hoa Đông. Điểm đặc biệt là trong suốt thời gian 3 thập niên (từ tháng 12-1982 khi Trung Quốc ký Công Ước đến tháng 12-2012 khi đăng ký chủ quyền hải đảo Điếu Ngư) chưa bao giờ Trung Quốc thừa nhận, tôn trọng hay thi hành Công Ước.
    Với sự chấp chính của Tập Cận Bình, tự nhận là đại diện cho phe đổi mới và trọng pháp, những người am tường sách lược Cộng Sản vẫn hoài nghi cho rằng Trung Quốc phát động mặt trận pháp lý như một mục tiêu lạc hướng nhằm xoa dịu những bất mãn của quần chúng và những khó khăn nan giải của chế độ.
    Trong trường hợp Bắc Kinh yêu cầu Liên Hiệp Quốc áp dụng Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho vụ tranh chấp tại các đảo Điếu Ngư trong Biển Đông Trung Hoa thì họ cũng phải tôn trọng và áp dụng Điều 76 Luật Biển cho các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Biển Đông Nam Á.
    Và Như Vậy Là Công Lý.
    Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG
    ỦY BAN LUẬT GIA BẢO VỆ DÂN QUYỀN
    * Trong những kỳ tới:
    Bình Giải Vói Ông Tập Cận Bình
    Về Hoàng Sa-Trương Sa Theo Trung Quốc Sử
    Về Tự Do Nhân Quyền Theo Hiến Pháp 1982

    Thích

  3. 1
    Tiếp Theo Bản Tường Trình Về Công Pháp Quốc Tế
    BÌNH GIẢI VỚI ÔNG TẬP CẬN BÌNH
    VỀ TRUNG QUỐC SỬ
    LIÊN QUAN ĐẾN HOÀNG SA TRƯỜNG SA
    Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG
    Theo cuốn Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, trong bài “Nghiên Cứu về Lịch Sử và Địa Lý” học giả Hsieh Chiao-Min nhận định về cuộc Thám Hiểm của Trung Hoa tại Đại Dương như sau: “Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết đến đại dương. Thản hoặc nhà cầm quyền Trung Quốc cũng gửi những đoàn thám hiểm đại dương đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ 3 và thứ 2 Trước Công Nguyên, cũng như tại Đông Nam Á, Ấn Độ và Phi Châu trong thế kỷ 15. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Quốc” suốt chiều dài lịch sử (từ nhà Tần thế kỷ thứ 3 Trước C. N. đến nhà Thanh từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20). Chiao-Min Hsieh. Chinese History Middle Ages: China Academy, Taipei, 1978, p. 287).
    Dưới đời nhà Tần, cuốn Tần Chí tường thuật rằng năm 211 Trước C.N. Tần Thủy Hoàng sai một phái bộ gồm hàng ngàn đồng nam đồng nữ (trai gái tân) đi kiếm những dược phẩm có tác dụng đem lại trường sinh bất tử cho nhà vua tại đảo Đại Châu Bất Tử trong Đông Trung Quốc Hải. Mặc dầu vậy, Tần Thủy Hoàng không bất tử mà đã chết một năm sau đó. Và chế độ quân phiệt nhà Tần đã cáo chung sau 15 năm thống trị (221-206 Trước C.N).
    Trong thời Đế Quốc Thứ Nhất đời Tần Hán (First Empire), những cuộc thám hiểm đại dương tại Đông Trung Quốc Hải và Biển Nhật Bản không phải để chinh phục vùng Biển Nam Hoa nơi tọa lạc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Đặc biệt trong thế kỷ 15, từ đời Minh Thành Tổ (Vĩnh Lạc), Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hòa đã 7 lần thám hiểm Tây Dương (Ấn Độ Dương). Và trong 28 năm, từ 1405 đến 1433, đã viếng thăm 37 quốc gia duyên hải đến Ba Tư, Biển Hồng Hải phía tây bắc, Đông Phi Châu phía cực tây và Đài Loan phía cực đông. Những cuộc thám hiểm này chỉ đi ngang qua Biển Nam Hoa nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Lịch sử Trung Quốc cũng phê phán những cuộc thám hiểm đại dương đời nhà Minh vì đã làm kiệt quệ kinh tế đất nước. (The large exploring expeditions that were to cross the South
    2
    China Sea and explore the Indian Ocean were criticized by the court as poor to (an impoverishment of) the country. Chiao-Min Hsieh, Ibid, p. 290-291).
    Những tài liệu lịch sử nêu trên đã được phổ biến tại Đại Hội Quốc Tế về Sử Địa Trung Quốc Kỳ I tại Đài Bắc năm 1968 và đã được đăng trong cuốn Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ năm 1978.
    Như vậy theo chính sử Trung Quốc suốt từ thế kỷ thứ 3 Trước C.N. đến thế kỷ 15, dưới 3 triều đại Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế và Minh Thành Tổ không có tài liệu nào cho biết có các lực lượng hải quân Trung Quốc đi tuần thám để hành sử và công bố chủ quyền tại Biển Đông Hải, Biển Nam Hoa hay Biển Đông Nam Á.
    Đối chiếu lịch sử Việt Nam và Trung Quốc, sử sách ghi chép rằng năm 214 Trước C.N., sau khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đem quân thôn tính các nước Bách Việt để chia thành 3 quận: Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng Quận (Bắc và Trung Việt). (Nước Việt ta thời đó có nhiều voi: Bà Trưng, Bà Triệu cưỡi voi khởi nghĩa đánh nhà Hán, nhà Ngô; Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên, Quang Trung đuổi quân Thanh cũng ngồi trên mình voi đánh giặc).
    Tuy nhiên các dân tộc Bách Việt không chịu ách đô hộ tàn bạo của nhà Tần. Họ trốn vào rừng chiến đấu và giết được Đồ Thư.
    Năm 207 Trước C. N. Triệu Đà đánh thắng An Dương Vương, rồi sát nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải để thành lập một quốc gia độc lập đóng đô tại Phiên Ngung (Quảng Châu) lấy quốc hiệu là Nam Việt (207-111 Trước C.N.). Qua năm sau Lưu Bang cũng đánh thắng Hạng Võ và thành lập nhà Hán.
    Chữ “hải” trong quận Nam Hải không có nghĩa là biển mà là vùng đất xa xôi (hải biểu là vùng đất cực xa). Và quận Nam Hải là vùng đất phía cực Nam Trung Quốc (far-south). Từ nguyên thủy, Biển Nam Hải có tên là Trướng Hải là vùng biển của tỉnh Quảng Đông, cách huyện Hải Phong 50 dậm ta (lý) về phía nam (khoảng 25km).
    Theo Tân Từ Điển Thực Dụng Hán Anh xuất bản tại Hồng Kông năm 1971 “Biển Nam Hải là vùng biển ven bờ chạy từ Eo Biển Đài Loan tới Quảng Đông” (The Southern Sea stretches from the Taiwan Strait to Kwantung. A New Practical Chinese-English Dictionary, Hongkong 1971, p. 121)
    Theo Từ Điển Từ Hải xuất bản năm 1948 thì “Biển Nam Hoa thuộc chủ quyền chung của 5 quốc gia là Trung Hoa, Pháp (Việt Nam),
    Anh (Mã Lai), Mỹ (Phi Luật Tân) và Nhật (Đài Loan). Do đó Biển Nam Hải (Southern Sea) không phải là Biển Nam Hoa (South China Sea).
    Sau này Trung Quốc lợi dụng danh xưng để mạo nhận rằng Biển Nam Hải của tỉnh Quảng Đông chính là Biển Nam Hoa của Trung Quốc.
    3
    Từ thế kỷ 15, các nhà thám hiểm đại dương và các nhà doanh thương Âu, Á như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Anh, Pháp, Ả Rập khi vượt Đại Tây Dương đến vùng biển tiếp giáp Ấn Độ, muốn cho tiện họ gọi vùng biển này là Ấn Độ Dương. Và khi qua Eo Biển Mã Lai đến vùng biển tiếp giáp Trung Hoa họ cũng tiện thể gọi vùng biển này là Biển Nam Hoa (ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải).
    Sự trùng điệp danh xưng này của các nhà địa lý Tây Phương chỉ là sự ghi nhận một tập quán về ngôn ngữ hàng hải. Như vậy tên Biển Nam Hoa cũng như Ấn Độ Dương không có tác dụng công nhận chủ quyền của Trung Hoa và Ấn Độ tại các vùng biển này. Nó chỉ ghi nhận vị trí của Ấn Độ Dương là vùng tiếp giáp Ấn Độ, cũng như Biển Nam Hoa là vùng tiếp giáp miền Nam Trung Hoa. Vả lại, về diện tích, Biển Nam Hải (hay Biển Nam) chỉ rộng chừng 25km, trong khi Biển Nam Hoa chạy từ bờ biển Quảng Đông tới bờ biển Nam Dương và rộng tới 2000 km.
    Trong những chuyến hải hành Trịnh Hòa chỉ dừng chân tại hải cảng Chaban (Trà Bàn hay Đồ Bàn) thủ phủ Chiêm Thành. Theo Giáo Sư John King Fairbank tại Đại Học Harvard, mục đích những chuyến công du này không phải để cướp bóc hay thôn tính lãnh thổ mà chỉ nhằm thiết lập bang giao với hàng chục quốc gia duyên hải tại Ấn Độ Dương.
    (The Chinese expeditions were diplomatic not commercial, much less piratical or colonizing ventures. John King Fairbank, China, a New History, Harvard University Press 1992, p. 138).
    Như vậy, theo chính sử Trung Quốc, từ các đời Tần Hán,Tam Quốc, Lưỡng Tấn, Nam Bắc Triều, Tùy Đường, Ngũ Đại, Tống Nguyên, Minh Thanh, sử sách không ghi chép việc hải quân Trung Quốc đi tuần thám Biển Đông Hải để chiếm hữu các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời công bố và hành sử chủ quyền tại các quần đảo này.
    Suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc trong hơn 20 thế kỷ về đời các Đế Quốc Tần Hán, Tùy Đường, Tống Nguyên, Minh Thanh cũng như trong các thời Đại Phân Hóa như đời Lưỡng Tấn, trở ngại chính yếu cho việc ổn định chính trị và phát triển kinh tế là hiểm họa Hung Nô.
    Danh xưng Hung Nô tự nó đã hàm chứa ý nghĩa nhục mạ và phỉ báng, man di mọi rợ, dã man hung dữ chỉ đáng làm nô lệ cho Hán tộc.
    Không phải bao giờ Hán binh cũng thắng thế. Vì các kỵ binh Hung Nô là những thiện xạ có tài bắn cung từ trên lưng ngựa huyết hãn mã (mồ hôi đỏ như máu).
    4
    Đời nhà Hán hiểm họa Hung Nô là mối lo gan ruột của Hán Vũ Đế 5 lần mang quân đi chinh chiến tại các mặt trận tây bắc. Các phong hỏa đài dọc theo Vạn Lý Trường Thành là những trại tiếp liên báo động tại quan ải:
    Gió lửa động sa mạc
    Chiếu rực mây Cam Tuyền
    Vua Hán chống kiếm dậy
    Lại vời Lý Tướng Quân.
    (Lý Bạch, Tái Hạ Khúc)
    Lý Tướng Quân ở đây là Lý Quảng, vị tướng lãnh nổi tiếng nhất trong Chiến Tranh Hung Hán. Nhưng không phải bao giờ ông cũng đem lại chiến thắng cho Hán Vũ Đế (140-87 Trước C.N.). Năm 119 Trước C. N. Lý Quảng ở tuổi lục tuần, vì trái quân lệnh đã thất trận và phải tự sát để khỏi bị xử trảm với nhục hình. Như vậy tướng quân họ Lý không đem lại vinh quang cho nhà Hán.
    Năm 100 Trước C. N. Hán Vũ Đế sai sứ giả Tô Vũ qua Hung Nô để can thiệp vào chính sự một nước lân bang phía bắc. Cơ mưu bại lộ, Tô Vũ bị bắt giam và quản thúc trong 19 năm, phải chịu nhục đi chăn dê tại vùng sa mạc nóng cháy và miền núi tuyết giá băng.
    Và năm 33 Trước C. N., Hán Nguyên Đế phải đem Chiêu Quân cống Hồ, dầu rằng Vương Tường là một trong bốn đại mỹ nhân Trung Quốc, cùng với Tây Thi, Hằng Nga và Dương Quý Phi. Trong năm này Hán Nguyên Đế đã từ trần vài tháng sau khi Chiêu Quân xuất giá.
    Đến đời Nhà Tấn (265-420) có loạn Nhung Địch từ phía tây bắc lũ lượt nổi lên chiếm giữ cả vùng Bắc Trường Giang để xưng vương, xưng đế tại 16 nước gọi là loạn Ngũ Hồ. Sau 50 năm trị vì tại miền tây bắc, nhà Tấn phải lui về phía đông nam để dựng nghiệp Đông Tấn tại Nam Kinh.
    Kế tiếp là đời Đế Quốc Tùy Đường. Đây là thời thịnh trị cả về kinh doanh thương mại lẫn văn học nghệ thuật. Tuy nhiên trong giai đoạn thoái trào vào thế kỷ thứ 8 có loạn An Lộc Sơn với các binh sĩ Ngũ Hồ từ miền bắc xâm chiếm thủ đô Tràng An. Trên đường rút quân về Tây Thục, dưới áp lực của các tướng sĩ, Đường Minh Hoàng phải bức tử Dương Quý Phi tại Mã Ngôi.
    Sau đời Đế Quốc Tùy Đường là Đế Quốc Lưỡng Tống kéo dài hơn 300 năm từ thế kỷ thứ 10 tới thế kỷ 13 (960-1280). Qua thế kỷ 12 nhà Tống bị bao vây bởi Bắc Liêu (Mông Cổ) về phía bắc và Tây Hạ (Mãn Châu) về phía tây. Từ đầu thế kỷ 11 vua nhà Tống phải hàng năm triều cống Bắc Liêu 10 vạn lạng bạc và 20 vạn tấm lụa. Tới đầu thế kỷ 12 (năm 1127) nước Kim (Mãn Châu) lấn chiếm toàn cõi Bắc Trung Hoa khiến Vua Tống phải bỏ miền Bắc dời đô về Hàng Châu (Chiết Giang) gọi là Nam Tống. Đây là một thời đại suy vi với sự phân hóa lãnh thổ, suy thoái kinh tế và thất bại quân
    5
    sự (Nhà Tống bị Việt Nam đánh bại 3 lần trong những năm 981, 1075 và 1076).
    Cũng vì vậy trong hai thế kỷ 13 và 14, Trung Quốc bị Hung Nô Mông Cổ thôn tính trong gần 90 năm (1280-1368). Đó là kỷ nguyên của Đế Quốc Đại Nguyên hay Đế Quốc Nguyên Mông.
    Và để kết thúc giai đoạn lịch sử Trung Quốc thời Trung Cổ, trong ba thế kỷ từ 17 đến 20 (1644-1911) đời Đế Quốc Đại Thanh, Hung Nô Mãn Châu làm chủ Trung Quốc.
    Để có cái nhìn khách quan trung thực, chúng ta hãy kiểm điểm khái quát những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của các triều đại Trung Hoa từ đời nhà Tần đến đời nhà Thanh. Từ đó chúng ta có thể nhận định rằng Trung Quốc không có điều kiện khách quan và chủ quan để thôn tính Biển Đông Hải và giành giật chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Từ Đế Quốc Tần Hán đến Đế Quốc Đại Thanh
    Năm 221 Trước C.N., Nhà Tần thống nhất đất nước, tập trung quyền lực trong chế độ độc tài quân phiệt, bãi bỏ chính sách phân chia ruộng đất (tỉnh điền) và chế độ tư tưởng phóng khoáng thời Bách Gia Chư Tử. Mặt khác huy động toàn dân vào việc xây đắp trường thành chống Hung Nô và xây dựng cung điện nguy nga như Cung A Phòng với những hy sinh khủng khiếp: 1 triệu viên đá xây thành là 1 triệu người dân hy sinh thân sống. Lịch sử Trung Hoa kết án Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa đã từ bỏ quan niệm hòa bình nhân ái của Khổng Mạnh lấy dân làm trọng, và coi nhẹ chính quyền (dân vi quý, quân vi khinh). Vì quá lao tâm lao lực, Tần Thủy Hoàng chỉ trị vì được 11 năm. Từ đó với những âm mưu tranh giành quyền lực, cà thái tử lẫn tể tướng đã phải hoặc tự sát, hoặc bị giết. Vua Tần Nhị Thế cũng bị một viên quan hoạn giết sau 4 năm trị vì. Dân 6 nước bị nhà Tần sát hại thời Chiến Quốc cùng những dân công khổ sai đã vùng đứng lên tiêu diệt chế độ nhà Tần năm 206 Trước C.N.
    Lúc này tại miền Hoa Nam, hải quân Trung Quốc không lai vãng đến vùng Biển Đông Hải.
    Kế nghiệp Nhà Tần là Nhà Hán kéo dài hơn 4 thế kỷ (từ 206 trước C. N. đến 220 Tây Lịch) trong đó có 14 năm Vương Mãng tiếm vị.
    Trong cuộc Hán Sở tranh hùng, Hán Vương Lưu Bang thắng Sở Vương Hạng Võ. Họ Lưu khởi nghiệp từ miền Hán Giang (một chi nhánh của Dương Tử Giang) đã trừ được nhà Tần, diệt được nhà Sở và thống nhất Trung Hoa lên ngôi lấy hiệu là Hán Cao Tổ (206-195 trước C. N).
    6
    Trước đó một năm, năm 207 Trước C. N., Triệu Đà cũng đã lên ngôi hiệu là Triệu Vũ Vương sau khi đánh thắng An Dương Vương và sát nhập Âu Lạc với quận Nam Hải để thành lập nước Nam Việt độc lập, đặt thủ đô tại Phiên Ngung (Quảng Châu).
    Trong khi tại miền Bắc Hán Cao Tổ chỉ trị vì được 11 năm, thì tại miền Nam Triệu Vũ Vương đã chấn chỉnh và mở rộng bờ cõi trong suốt 70 năm (207-137 Trước C. N.). Năm 196 Trước C. N. Hán Cao Tổ sai Lục Giả sang phong tước cho Triệu Vũ Vương.
    Sau khi Hán Cao Tổ mất bà Lữ Hậu lâm triều lộng hành không cho người Việt mua các đồ sắt, điền khí và trâu bò nái. Triệu Vũ Vương xưng là Nam Việt Hoàng Đế (Triệu Vũ Đế) rồi cử binh đánh bại quân nhà Hán tại Trường Sa (Hồ Nam). Sau khi Lữ Hậu mất Hán Văn Đế lại sai Lục Giả sang thương thuyết, yêu cầu Triệu Vũ Đế bỏ đế hiệu. Hán Văn Đế cam kết rằng: “Tại miền Hồ Quảng, từ phía nam Ngũ Lĩnh và Động Đình Hồ, Triệu Vũ Vương được toàn quyền cai trị”.
    Đến năm 111 Trước C. N., khai thác mâu thuẫn giữa ba nước Mân Việt, Đông Việt và Nam Việt, Hán Vũ Đế đã thôn tính Nam Việt trái với lời cam kết của các tổ phụ và tiên vương Hán Cao Tổ và Hán Văn Đế.
    Tuy nhiên, sau cái chết của Hán Vũ Đế (năm 87 Trước C.N.), Nhà Hán bắt đầu suy thoái. Trong đời Hán Nguyên Đế (48-33 Trước C.N.), quân Nhà Hán đã phải rút khỏi Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam) cho đến cuối thế kỷ thứ 6 đời Lương, Tùy mới đặt lại nền cai trị. Nếu nhà Hán đã bỏ đảo Hải Nam thì cũng không lý vấn đến các đảo Hoàng SA Trường SA tại Đông Hải. (Hải Nam cách Hoàng Sa 150 hải lý hay 275 km)
    Tiếp theo thời Đế Quốc Tần Hán là Thời Đại Phân Hóa Thứ Nhất (First Partition) với các đời Tam Quốc, Lưỡng Tấn và Nam Bắc Triều.
    Thời Đại Phân Hóa Thứ Nhất
    Trong đời Tam Quốc (220-265), với thế chân vạc Ngụy, Thục, Ngô, không nước nào dám mạo hiểm và có thực lực đi thôn tính biển Đông Hải. Thời Hán mạt Tào Tháo mượn lệnh Hán Đế đem 10 vạn quân (phóng đại là 80 vạn) đi xâm chiếm Đông Ngô và đã bị Chu Du và Gia Cát Lượng đánh tan trong trận Xích Bích năm 207.
    Đến đời Nhà Tấn (265-420) có loạn Nhung Địch từ phía tây bắc lũ lượt nổi lên chiếm giữ cả vùng Bắc Trường Giang để xưng vương, xưng đế tại cả thảy 16 nước gọi là loạn Ngũ Hồ. Sau 50 năm trị vì tại miền tây bắc, nhà Tấn đã phải lui về phía đông nam để dựng nghiệp Đông Tấn tại Nam Kinh.
    Sau khi nhà Tấn mất ngôi có nạn phân hóa Nam Bắc Triều với 7 nước là Ngụy, Tề, Chu phía bắc và Tống, Tề, Lương, Trần phía nam.
    7
    Do sự phân hóa này Trung Quốc không còn sinh khí. Đến đời nhà Lương, tại Giao Châu, Lý Bôn phất cờ khởi nghĩa xưng là Lý Nam Đế lấy quốc hiệu là Vạn Xuân. Sau đó Triệu Quang Phục và Lý Phật Tử kế nghiệp Nhà Tiền Lý trong gần 60 năm (từ năm 544 đến 602).
    Thời Đế Quốc Tùy Đường
    Kế tiếp đời Nam Bắc Triều, Nhà Tùy trị vì được 30 năm, và cùng với Nhà Đường khởi sự Thời Đế Quốc Thứ II (Second Empire). Đây là thời thịnh trị cả về kinh doanh thương mại lẫn văn học nghệ thuật. Đường Minh Hoàng làm thơ ca tụng Khổng Tử. Các đại sư Huyền Trang và Nghĩa Tĩnh sang Ấn Độ thỉnh kinh Phật. Các thi sĩ nổi tiếng đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của các tư tưởng Lão Trang, Khổng Mạnh và Phật Giáo.
    Tuy nhiên trong giai đoạn thoái trào vào thế kỷ thứ 8 có loạn An Lộc Sơn với các binh sĩ Ngũ Hồ từ miền bắc xâm chiếm thủ đô Tràng An.
    Sự suy đồi của Nhà Đường dẫn tới đời Ngũ Đại kéo dài hơn 50 năm với 5 triều đại đã có từ trước như các nhà Hậu Đường, Hậu Lương, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu. Vận dụng cơ hội lịch sử này Ngô Quyền kết tập binh mã phá tan quân Nam Hán năm 938 trong trận hải chiến Bạch Đằng Giang. Do đó, từ năm 939, Việt Nam được giải phóng khỏi nạn Bắc Thuộc một ngàn năm, mở đường cho kỷ nguyên độc lập với các nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê và Nguyễn, từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19.
    Thời Đế Quốc Lưỡng Tống.
    Trong thế kỷ thứ 10 quân Nhà Tống kéo sang xâm chiếm nước Nam. Để chống ngoại xâm các tướng sĩ tôn Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn lên làm vua. Và năm 981 Lê Đại Hành đánh thắng lục quân nhà Tống với Hầu Nhân Bảo và thủy quân với Lưu Trừng tại Bạch Đằng Giang.
    Năm 1075, dưới đời vua Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem quân vượt biên vây đánh Châu Khâm, Châu Liêm tại Quảng Đông và Châu Ung tại Quảng Tây. Qua năm sau nhà Tống đem quân sang báo thù. Nhưng một lần nữa lại bị Lý Thường Kiệt đánh bại trên sông Như Nguyệt hay Sông Cầu (Bắc Ninh).
    Sau 3 lần dụng võ thất bại, do trình tấu của Hoàng Thân Triệu Nhữ Quát, vua Tống Thần Tông phải theo chính sách “Trọng Võ Ái Nhân” (thận trọng việc võ bị, thương xót mạng người, không phơi binh nơi lam chướng), và đã thừa nhận nền độc lập của Đại Việt.
    Nhà Tống kéo dài từ thế kỷ thứ 10 tới thế kỷ 13 (960-1280). Qua thế kỷ 12 nhà Tống bị bao vây bởi Bắc Liêu và Tây Hạ. Ngay từ đầu thế kỷ 11 vua nhà Tống đã phải hàng năm triều cống Bắc Liêu 10 vạn lạng bạc và 20 vạn tấm lụa. Tới đầu thế kỷ 12 (năm 1127) nước Kim lấn chiếm toàn cõi
    8
    phía bắc Trung Hoa khiến Vua Tống phải bỏ miền bắc thiên đô về Hàng Châu (Chiết Giang) gọi là Nam Tống. Đây là một thời đại suy vi kéo dài 150 năm. Với sự phân hóa lãnh thổ, suy thoái kinh tế, và nhất là sau 3 lần thất trận tại Việt Nam, Nhà Tống không còn dòm ngó đến Biển Đông Hải với Hoàng Sa và Trường Sa.
    Thời Đế Quốc Nguyên Mông.
    Qua thế kỷ 13 Trung Quốc bị Mông Cổ thôn tính trong gần 90 năm (1280-1368). Trước đó trong chiến dịch Tây Tiến, Thành Cát Tư Hãn đã chiếm giữ vùng Trung Á 6 ngàn dặm đến Hung Gia Lợi và nước Nga tại Bắc Âu và Ba Tư tại Nam Á. Rồi quay về chiếm nước Tây Hạ, nước Kim và Triều Tiên. Trước đó, năm 1257 quân Mông Cổ đánh Vân Nam và tràn sang Việt Nam. Tuy nhiên, với quân dân một lòng, nhà Trần đã đánh tan quân Mông Cổ tại Đông Bộ Đầu. Đây là chiến thắng đầu tiên của Việt Nam đối với nhà Nguyên.
    27 năm sau, năm 1284, con Nguyên Chủ Hốt Tất Liệt là Thoát Hoan kéo 50 vạn quân sang báo thù.
    Trong Hội Nghị Diên Hồng các bô lão đồng thanh xin đánh. Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, chỉ trong vòng 6 tháng, từ tháng 12-1284 đến tháng 6-1285, quân Đại Việt đã đánh đuổi quân Nguyên ra ngoài bờ cõi. Toa Đô bị bắn chết, Ô Mã Nhi bị đuổi quá gấp phải một mình lẻn xuống thuyền con chạy trốn, và Thoát Hoan phải chui ống đồng lên xe chạy thoát về Tầu.
    Thời gian này Hốt Tất Liệt đã có kế hoạch thôn tính Quần Đảo Phù Tang. Nay quân Thoát Hoan đại bại kéo về, Nguyên Chủ phải đình chỉ kế hoạch Đông Tiến. Và hai năm sau, đầu năm 1287, Thoát Hoan lại tập trung lực lượng kéo 30 vạn quân sang Đại Việt để báo thù lần thứ hai.
    Tuy nhiên, cũng như lần trước, chỉ trong vòng một năm quân Mông Cổ đã mua lấy thất bại. Ô Mã Nhi lần này bị bắt sống tại Bạch Đằng Giang. Sau đó quân Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên khiến Thoát Hoan phải thu tàn binh tháo chạy về Yên Kinh. Và tại Thăng Long, vua Trần Nhân Tông đem các tướng nhà Nguyên bị bắt như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp làm lễ hiến phù tại Chiêu Lăng. Đây là một vinh dự cho Đại Việt đã 3 lần đơn độc phá vỡ kế hoạch Nam Tiến (tại Việt Nam), đồng thời ngăn cản cuộc Đông Tiến (tại Nhật Bản) của đoàn quân mệnh danh là “bách chiến bách thắng” từ đời Thành Cát Tư Hãn.
    Và sau ba phen thất bại, Nhà Nguyên không còn dòm ngó đến Việt Nam cả trên lục địa lẫn ngoài hải phận. Trong cuốn “Tranh Chấp tại Biển Nam Hoa” Marwyn S. Samuels cũng xác nhận rằng: “Trong suốt thế kỷ 14, các đội hải thuyền hùng mạnh của Nhà Nguyên có đi tuần tiễu, nhưng tại Biển Nam Hoa, các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa không bị chiếm đóng và
    9
    cũng không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc” (Marwyn S. Samuels: Contest for the South China Sea, Methuen, London, 1982).
    Như đã trình bày, trong bài “Thám Hiểm Đại Dương”, học giả Hsieh Chiao-Min nhận định rằng: “Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Trung Hoa không tha thiết đến đại dương”. Thuyết bế quan tỏa cảng được áp dụng từ đời nhà Tần, Vạn Lý Trường Thành không chỉ là một kiến trúc mà còn là một nhân sinh quan. Miền bờ biển được coi là nơi hoang vu man rợ, đảo Hải Nam là chốn lưu đày các tù nhân biệt xứ. Trong giả thuyết “Cổ Tẩu sát nhân” của Mạnh Tử (thế kỷ thứ IV Trước C.N.), vua Thuấn vào ngục thất cứu cha là Cổ Tẩu (phạm tội cố sát) rồi cõng cha chạy trốn về vùng bờ biển để mai danh ẩn tích đến trọn đời. Sau khi chôn sống 460 nho sĩ tại Hàm Dương, Tần Thủy Hoàng lưu đầy tất cả các nho sĩ đối kháng tại miền bờ biển. Trung Hoa là một đại lục bao la, cả miền Tây và miền Bắc đất rộng mênh mông còn chưa khai phá. Vậy mà từ đời nhà Tần, Trung Hoa đã tự cô lập từ trong đất liền đến ngoài đại dương. Cho đến đời nhà Thanh vào thế kỷ 19, chính sách bế quan tỏa cảng vẫn được thi hành.
    Với tâm lý tự cô lập, không thể có 100 ngàn quân nhà Hán đi khai phá các tiểu đảo san hô tại Đông Hải. Rất có thể, như đã trình bầy, đó là 10 vạn thủy quân của Tào Tháo mượn lệnh Hán Đế đi xâm chiếm Đông Ngô và đã bị Chu Du và Gia Cát Lượng đánh tan trong trận Xích Bích.
    “Trung Hoa không bao giờ là một cường quốc đại dương. Dân tộc Trung Hoa trong 4 ngàn năm chỉ sống về ruộng đất với những tập tục và quan niệm sống của nhà nông” (James Fairgrieve, Geography and World Power, London, 1921).
    “Với các đặc tính của một dân tộc lục địa, Trung Hoa không phải là một cường quốc đại dương. Chú tâm của họ hướng về đất liền tại miền Trung Á hơn là ra hải ngoại. Do đó các kiến thức của họ về biển cả và duyên hải thật quá thô sơ”. (E. B. Elridge, The Background of Eastern Sea Power, Melbourne, 1948).
    Đời Nhà Minh
    Trong cuốn “Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ” ghi trên, học giả Hsieh Chiao-Min ghi nhận rằng, theo chính sử, từ các thế kỷ thứ 3 và thứ 2 Trước C. N., người Trung Hoa chỉ đi tới Biển Nhật Bản và Đông Trung Quốc Hải. Họ không nghĩ có đất liền bên kia Thái Bình Dương. Do đó mọi cuộc thám hiểm đều hướng về Tây Dương.
    Mãi đến thế kỷ 15 dưới đời Minh Thành Tổ (1403-1424) mới có những vụ thám hiểm đại dương từ Đông Nam Á đến Ấn Độ và Đông Phi.
    Đồng thời với 5 cuộc Bắc Chinh chống Hung Nô, Minh Thành Tổ cử Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy những cuộc hành trình tại Ấn Độ
    10
    Dương mệnh danh là “Thất Hạ Tây Dương” (Tây hay Tây Trúc chỉ Ấn Độ và Tây Dương là Ấn Độ Dương).
    Điều đáng lưu ý là về 7 chuyến công du tại trên 30 quốc gia trong 28 năm (từ 1405 đến 1433), chính sử Trung Hoa cũng ghi rõ phái bộ Trịnh Hòa chỉ đi qua Biển Nam Hoa nhằm thám hiểm Ấn Độ Dương. Như vậy không có chuyện phái bộ Trịnh Hòa đến các đảo Hoàng Sa và Trường Sa để chiếm hữu và hành sử chủ quyền.
    Theo chính sử do các sử gia Trung Quốc trên thế giới hội nghị tại Đài Bắc năm 1968 và biên soạn năm 1978 thì trong các đời Tần Hán, Tùy Đường, Tống Nguyên và Minh Thanh, không thấy một dòng chữ nào đề cập việc Trung Quốc đem quân chiếm cứ các hải đảo tại Biển Đông Hải. Các chuyến hải hành chỉ vụ vào việc bành trướng thế lực ngoại giao và phát triển giao thương giữa Trung Hoa với các quốc gia Á Phi tại Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập.
    Tuy nhiên những chuyến hải hành chỉ nhằm phô trương thanh thế cho Minh Thành Tổ chứ không thực sự đem lại kết quả cụ thể nào về mặt ngoại giao. Do đó dư luận trong nước đã phê phán những chuyến đi phô trương nặng phần trình diễn làm hao mòn công quỹ khiến kinh tế quốc gia bị suy thoái.
    Riêng tại Đại Việt, Giáo Sư J.K. Fairbank cũng nói về cuộc xâm lăng khởi sự năm 1407 và kết thúc năm 1427. Kết cuộc, với những tổn thất đáng kể, nhà Minh phải trả chủ quyền độc lập cho Việt Nam năm 1428.
    Hoàng Sa Trường Sa theo Trung Quốc Sử
    Trong Trung Quốc sử có rất nhiều tài liệu lịch sử do nhà cầm quyền phổ biến và nhiều tác phẩm của các học giả Trung Hoa thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại Hoàng Sa Trường Sa.
    Dưới đời Nhà Thanh, trong ba thế kỷ từ 17 đến 20:
    a) Theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Tổng Đồ năm 1894 đời vua Quang Tự thì đến cuối thế kỷ 19 “lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết” (Hải Nam cách Hoàng Sa 150 hải lý (275 km) về phía đông nam).
    b) Qua thế kỷ 20 sự kiện này được xác nhận trong cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 (cũng đời vua Quang Tự) với đoạn như sau: “Điểm cực Nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại Vĩ Tuyến 18”.
    11
    c) Trong bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do Chính Phủ ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, và không thấy ghi các danh xưng Hán hóa Tây Sa, Nam Sa.
    d) Trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) viết: “Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là giải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy có sự nhìn nhận rằng quần đảo này là biên thùy hải phận của Việt Nam.
    e) Theo học giả Marwyn S. Samuels trong cuốn Tranh Chấp tại Biển Nam Hoa nói ở trên“không có bằng chứng nào cho thấy nhà Thanh đã chiếm hữu và sát nhập Hoàng Sa Trường Sa vào lãnh thổ Trung Quốc”.
    f) Trong tập Địa Dư Chí Tỉnh Quảng Đông được vua Ung Chính duyệt phê năm 1731, không thấy ghi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc.
    g) Trong bộ “Đại Thanh Nhất Thống Chí” do Quốc Sử Quán Trung Hoa biên soạn năm 1842 với lời tựa của vua Đạo Quang không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa) thuộc hải phận tỉnh Quảng Đông.
    h) Đặc biệt là trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (năm 1744), vùng hải phận của Việt Nam tại Biển Đông Hải được ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương.
    i) Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự của Hòa Thượng Thích Đại Sán xuất bản năm 1695 đời Khang Hi cũng ghi nhận Đại Việt đã chiếm hữu, và khai thác Biển Đông với Hoàng Sa Trường Sa.
    Đời nhà Minh
    a) Bản Đồ Mao Khôn trong cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi vùng biển Việt Nam là Giao Chỉ Dương.
    b) Trên các bản đồ Trịnh Hòa Hạ Tây Dương và Trịnh Hòa Hàng Hải Đồ không thấy ghi các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa với các danh xưng Hán hóa Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc trong các lộ trình của Trịnh Hòa 7 lần đi ngang qua Biển Nam Hoa để khai phá Ấn Độ Dương.
    c) Trong hai thế kỷ 14 và 15 có sự giao chiến trường kỳ 100 năm
    giữa Việt Nam và Chiêm Thành: Với Chế Bồng Nga đời vua Trần Nghệ Tông (năm 1370), và với hai anh em Trà Toàn, Trà Toại đời vua Lê Thánh Tông (năm 1470). Nếu quả thật nhà Minh đã chiếm đất Chiêm Thành trong chuyến đi thứ tư của
    12
    Trịnh Hòa năm 1413, thì lẽ tất nhiên sử sách của Trung Hoa, Chiêm Thành và Việt Nam đã phải ghi chép việc đó.
    Mà nếu Trịnh Hòa đã chiếm Chiêm Thành năm 1413 thì lẽ tất nhiên Nhà Minh đã phải đem quân chống lại vua Lê Thánh Tông là người đã phát động Chiến Dịch Nam Tiến năm 1470 để mở rộng lãnh thổ đến Bình Định Phú Yên.
    d) Theo sách Dư Địa Chí đời Hồng Đức lưu trữ tại Đông Dương Văn Khố Tokyo, tới hậu bán thế kỷ 15 dưới triều vua Lê Thánh Tông năm Hồng Đức nguyên niên (1470), Chiêm Thành đã là lãnh thổ của Đại Việt gồm có lục địa, hải phận và các hải đảo.
    e) Về việc này cuốn Minh Sử ghi chép như sau: “Sứ thần Chiêm Thành nói: Cổ lai đất nước Chiêm có 27 xứ, 4 phủ, 7 châu, 22 huyện, nay vua An Nam lấy đi chỉ còn 5 xứ, từ Bang Đô Lang đến Chân Lạp”. Lúc này vua Nhà Minh yêu cầu vua Lê Thánh Tông trả đất cho Chiêm Thành nhưng Ngài không chịu. Lý do là vì Minh Chủ không chịu trả đất Nam Việt thời Triệu Vũ Đế cho Đại Việt. Tài liệu lịch sử này cho biết từ thế kỷ 15, vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ Đại Việt.
    Đời nhà Nguyên
    a) Trong thế kỷ 13 Mông Cổ bị Đại Việt 3 lần đánh bại trong 3 thập niên,vào những năm 1257, 1285 và 1287. Sau ba phen thất bại, Nhà Nguyên không còn dòm ngó Việt Nam từ trên lục địa đến ngoài hải phận. Và trong các thế kỷ 13 và 14, theo chính sử, quân Mông Cổ không xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    b) Theo cuốn Tranh Chấp tại Biển Nam Hoa của Marwyn Samuels “trong thế kỷ 14 các đội hải thuyền hùng mạnh của nhà Nguyên có đi tuần tiễu, nhưng tại Biển Nam Hoa các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa không bị chiếm đóng và không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc” (sách đã dẫn, trang 20).
    c) Cũng như các sách sử địa đời Nhà Thanh, cuốn Nguyên Sử Địa Lý Chí đã viết như sau: “Cương vực Trung Quốc đời Nhà Nguyên về phía Nam chỉ đến Đảo Hải Nam, và về phía Bắc không quá Sa Mạc Gobi”.
    Đời Nhà Tống
    a) Như trong thế kỷ 13 đời Nhà Nguyên, trong hai thế kỷ thứ 10 và 11 Việt Nam cũng đã 3 lần đánh thắng Nhà Tống trong những năm 981, 1075 và 1076.
    13
    b) Sau 3 phen thất trận, theo trình tấu của Hoàng Thân Triệu Nhữ Quát, vua Tống Thần Tông đã phải theo chính sách Trọng Võ Ái Nhân (thận trọng việc võ bị, thương xót mạng người, không phơi binh nơi lam chướng). Và đã thừa nhận nền độc lập của Đại Việt.
    c) Sách Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát nhìn nhận rằng quần đảo Hoàng Sa mà tác giả gọi là Thiên Lý Trường Sa (Bãi Cát Dài Ngàn Dặm) là đất của nước phiên thuộc An Nam,
    d) Trong đời Nam Tống cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Chu Khứ Phi cũng xác nhận: “Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”.
    Đời Nhà Đường
    a) Sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề cập đến cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu trong đó tác giả tường thuật những việc kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Như tại Thất Châu Dương (Nhóm An Vĩnh, Hoàng Sa) là nơi có nhiêu từ thạch hay đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt không đi qua được. Đây có sự thừa nhận các đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam.
    b) Ngoài ra sách Tứ Di Lộ Trình của Giã Đàm đời Đường có vẽ hải đạo Hồng Kông-Tân Gia Ba nhưng không ghi các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa hay các danh xưng Tây Sa, Nam Sa.
    Đời Nhà Hán
    a) Trong cuốn Chư Phiên Chí, sử gia Triệu Nhữ Quát đời Nhà Tống đã xác nhận sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ như sau: Năm 111 Trước C. N., sau khi thôn tính Nam Việt “Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra hai quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (Đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ nhất Trước C.N. Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam, mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy vào cuối thế kỷ thứ 6 và đầu thế kỷ thứ 7 mới đặt lại quyền cai trị”.
    b) Như đã trình bày, đến cuối đời Nhà Thanh vào đầu thế kỷ 20, biên cương của Trung Quốc về phía Nam chỉ chạy tới đảo Hải Nam tại vĩ tuyến 18.
    Tổng kết lại, về mặt chính sử, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần Hán thế kỷ thứ 3 Trước C.N. đến thế kỷ 20 đời Nhà Thanh, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu nào ghi rằng Biển Đông Hải với Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
    14
    Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG
    ỦY BAN LUẬT GIA BẢO VỆ DÂN QUYỀN

    Thích

  4. HOC THUYET ‘ESTOPPEL’ VA CONG HAM PHAM VAN DONG
    I. SO LUOC
    A. Lập trường của Trung Quốc được nêu lên để hậu thuẫn cho tuyên bố chủ quyền trên Hoàng sa và Trường sa.
    1/ Ngày 9 tháng 6/ 2014, phái đoàn Trung Quốc đã gửi Văn thư lên ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, trưng dẫn tài liệu để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong thư, Vương Mân (Wong Min) Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu ông TTK đem phổ biến tài liệu này đến toàn thể các thành viên của LHQ như là tài liệu chính thức của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
    Trong số các tài liệu trưng dẫn, có một tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, mang tựa đề “ Hoạt động của giàn khoan dầu HYSY”, sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc, kèm theo là phụ lục các tài liệu chứng minh quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
    Phát biểu với báo giới sau khi trao công hàm thứ hai của Trung Quốc cho Ong Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Vương Mân tố cáo các hoạt động khiêu khích của Việt Nam trên biển và cho rằng hành động của Việt Nam là bất hợp pháp, làm gián đoạn hoạt động của người Trung Quốc, của giàn khoan dầu Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, đe doạ nghiêm trọng an toàn cá nhân của người Trung Quốc và giàn khoan dầu HYSY 981, vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế gồm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Công ước LHQ về luật biển năm 1982, 1988, đe dọa an ninh hàng hải, sự an toàn của những công trình cố định trên thềm lục địa, phá hoại tự do và an toàn của việc đi lại trong vùng biển, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Ong ta khẳng định:
    (1) Hoàng Sa là một phần cố hữu của lãnh thổ Trung Quốc, không có tranh chấp nào cả.
    Trước năm 1974 chưa có chính quyền nào của Việt Nam phản đối chủ quyền của
    Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng sa (!).
    (2) Việt nam đã công nhận Hoàng Sa của Trung Quốc từ lâu rồi, phản ánh trong tuyên bố của nhà nước, công thư, báo chí, bản đồ, sách giáo khoa của họ.
    (3) Đến nay, chính quyền lại nuốt lời bằng cách tung ra các yêu sách chủ quyền, đây là sự vi phạm vào nguyên tắc luật pháp quốc tế trong đó có cả nguyên tắc Estoppel.
    2/. Cáo buộc Việt Nam vi phạm nguyên tắc ‘estoppel’ còn có Lưu hồng Dương, đại diện lâm thời của sứ quán Trung Quốc tại Nam Dương và một học giả Trung Quốc, Tiến sĩ Ngô sĩ Tồn đã
    dựa vào công hàm của ông Phạm văn Đồng để tuyên bố với hãng tin ‘Deuthsche Welle của Đức rằng: “ Nếu không công nhận Hoàng sa là của Trung Quốc, Việt Nam đã nói ngược với nguyên tắc ‘estoppel’
    B. Những luận điểm sau đây sẽ được người viết chứng minh để phản bác lập trường của Trung Quốc về chủ quyền trên Hoàng sa và Trường sa.
    a) Việt Nam là quốc gia duy nhất có chủ quyền lịch sử đối với Hoàng sa và Trường sa.
    b) Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng sa và Trường sa ngày 4/9/1958 vô hiệu theo án lệ của các tòa án quốc tế.
    Công hàm của ông Đồng chỉ có thể công nhận lãnh hải 12 hải lý đối với các lãnh thổ và hải đảo được Trung Quốc thủ đắc hợp pháp chứ không thể công nhận các hải đảo không phải của Trung Quốc như Hoàng sa và Trường sa được.
    c) Công hàm Phạm văn Đồng cũng không liên hệ gì đến nguyên tắc ‘estoppel’ như Trung Quốc đã cố tình gán ghép.
    1. Việt Nam là quốc gia duy nhất có chủ quyền trên Hoàng sa và Trường sa.
    Hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là đất vô chủ, được người dân Việt phát hiện từ lâu đời, ít r a là từ thế kỷ thứ XV, chiếm hữu trong thế kỷ thứ XVII và XVIII, chính thức chiếm hữu trong thế kỷ thứ XIX hành xử chủ quyền một cách hòa bình, liên tục mà không có bất kỳ một quốc gia nào tranh chấp từ đó đến nay.
    Trước năm 1974 cũng như sau năm 1974, Hoàng sa và Trường sa vẫn mãi mãi thuộc chủ quyền của Việt Nam, do đó, nếu có quốc gia nào muốn tranh chấp thì phải tranh chấp với Việt Nam mới hợp lý, sao Trung Quốc lại nói ngược lại là phải tranh chấp với Trung Quốc? Việc Việt Nam hành xử chủ quyền lâu đời trên hai quần đảo qua nhiều thế kỷ như vậy đã trở thành quyền sở hữu hợp pháp (vested rights) của Việt Nam rồi.
    Vào năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hoà, đem tàu chiến và binh sĩ tới giết hại các binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà đang làm nhiệm vụ bảo vệ đảo, rồi đến năm 1988 Trung Quốc cũng lại ngang nhiên đem theo tàu chiến và binh sĩ tới xâm chiếm một phần quần đảo Trường Sa của nước Việt Nam thống nhất. Chính những hành động này của Trung Quốc mới vi phạm thô bạo vào điều 4, đoạn 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc : cấm xử dụng vũ lực, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc
    gia, đồng thời còn vi phạm Quyết nghị số 2625-LHQ ngày 24/10/1970 của Liên Hiệp Quốc, theo đó, mọi sự chiếm đóng lãnh thổ, chiếm hữu đất đai của Trung Quốc đối với hai quần đảo của Việt Nam vào các năm 1974 và 1988 là hoàn toàn bất hợp pháp.
    Vì những lý do nêu trên, ngày 14/2/74 Chính Phủ nước Việt Nam Cộng Hòa đã ra Tuyên Cáo lên án Trung Quốc xử dung vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hoà trước công luận thế giới. Nội dung của Tuyên cáo được viết như sau:
    Tuyên cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa về chủ quyền của Viêt Nam Cộng Hòa
    trên những đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng Hòa.
    Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ, dầu xuất phát từ đâu.
    Quần đảo Hoàng sa và Quần đảo Trường sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà. Chánh Phủ và Nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.
    Kẻ xâm chiếm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.
    Trong dịp này, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.
    Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.
    Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ của VNCH bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy nhân dân nước VNCH còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.
    Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xẩy ra từ những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.
    Nôi dung đoạn Tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng sa và Trường sa ngày
    4/9/1958 và nội dung bức Công hàm của ông Phạm văn Đồng, Thủ Tướng nước Việt Nam
    Dân Chủ Cộng Hòa công bố ngày 14/9/1958.
    a). Nội dung đoạn tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc về lảnh thổ & hải đảo trong đó có
    hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam Cộng Hòa.
    “Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ này được áp
    dụng cho toàn lãnh thổ nước CHNDTQ, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải
    đảo và các đảo phụ cận, quần đảo Đông sa, quần đảo Tây sa (tức Hoàng sa của Việt Nam)…,
    quần đảo Nam sa (tức Trường sa của Việt Nam) và các đảo khác thuộc Trung Quốc…
    b). Nội dung bức Công hàm của ông Phạm văn Đồng ngày 14/9/1958
    Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày
    4/9/1958 của Chính Phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của
    Trung Quốc. Chính Phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan nhà
    nước có trách nhiệm tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước
    CHNDTQ trên mặt bể.
    Chú ý : Trước khi bàn đến hai vấn đề quan trọng nêu trên, người viết xin lưu ý quý đọc giả về
    những điểm sau đây:
    1). Tuyên bố của Trung Quốc ngày 4/9/1958 là một tuyên bố đơn phương
    (unilateral declaration) nên nội dung bản tuyên bố cần phải được một văn kiện
    pháp lý quốc tế liên hệ giải thích.
    . Văn kiện pháp lý quốc tế này có tên là :“Guiding Principles applicable to
    unilateral declarations of States capable of creating legal obligations.” Tạm dịch
    ra tiếng Việt: “Những nguyên tắc hướng dẫn áp dụng cho những tuyên bố đơn
    phương của các quốc gia có thể tạo ra những nghĩa vụ pháp lý” (NNTHD}
    Tài liệu này do Ủy Ban Pháp chế Liên Hiệp Quốc đúc kết từ các bản án của các
    Tòa án Trọng tài và Tòa án quốc tế, đệ trình Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc xét
    duyệt và chấp thuận trước khi phổ biến cho các quốc gia thành viên và trên
    mạng. Như vậy, tài liệu có thể được coi như ‘Công Ước của Liên Hiệp Quốc về
    Tuyên bố đơn phương’. Tài liệu này sẽ được người viết xử dụng để giải thích
    Tuyên bố ngày 4/9/1958 về chủ quyền của Trung Quôc’ trên Hoàng sa và
    Trường sa.
    3). Công hàm của ông Phạm văn Đồng chỉ có thể nhìn nhận những lãnh thổ và hải
    đảo mà Trung Quốc đã thủ đắc hợp pháp trong Tuyên bố ngày 4/9/1958.
    2. Tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc là một tuyên bố đơn phương. Tuyên bố này
    vô hiệu riêng đối với Hoàng sa và Trường sa vì vào ngày tuyên bố chủ quyền, Trung
    Quốc không đưa ra được bằng chứng chủ quyền của họ trên hai quần đảo này.
    Đièu 1 của ‘Nguyên tắc hướng dẫn định nghĩa ‘Tuyên bố đơn phương’ như sau:
    “ Những tuyên bố được phát biểu công khai để bầy tỏ ý muốn tôn trọng những gì đã phát biểu có thể tạo ra những nghĩa vụ pháp lý. Khi các điều kiện như vậy đã hội đủ, tính cách bó buộc của những tuyên bố được dựa vào sự thành tín; những quốc gia liên hệ có thể xem xét và căn cứ vào những tuyên bố ấy để đòi hỏi các nghĩa vụ phải được thi hành”
    (Declarations publicly made and manifesting the will to be bound may have the effect of creating legal obligations. When the conditions for this are made, the binding character of such declarations is based on good faith; States concerned may then take them into consideration and rely on them; such States are entitled to require that such obligations be respected)
    Ý nghĩa của định nghĩa này được diễn tả như sau:
    Muốn cho tuyên bố được công nhận và có giá trị pháp lý thì ngoài các điều kiện về hính thức
    được qui định tại các điều 4, 5 và điều kiện về nội dung tại các điều 3.1, 3.2, quan trọng nhất
    là tuyên bố phải không có tính cách cưỡng bách (coercion) hay phải được cộng đồng quốc tế
    nhìn nhận là hợp pháp được qui định tại điều 8 được gọi là peremptory norm hay jus cogens.
    (1). Trong tuyên bố ngày 4/9/1958, Trung Quốc tự nhận mình có chủ quyền trên Hoàng sa
    và Trường sa (trong khi hai quần đảo này đang do Việt Nam Cộng Hòa quản trị) mà không đưa ra được bằng chứng để hậu thuẫn cho chủ quyền của họ.
    Tuyên bố của Trung Quốc, vì thế, đã vi phạm vào điều 8 của bản’ Nguyên tắc hướng dẫn. Điều 8 được viết như sau:
    “ Một tuyên bố đơn phương nếu mâu thuẫn với quy chuẩn bó buộc của luật tổng quát thì vô hiệu” ( A declaration which is in conflict with a peremptory norm of general law is void)
    Peremptory norm được dịch từ tiếng La tinh Jus Cogens, có nghĩa là một quy tắc hay nguyên tắc pháp lý quốc tế căn bản, có hiệu lực giàng buộc mọi quốc gia, không miễn trừ biệt lệ nào. Quy chuẩn bó buộc (peremptory norm hay jus cogens) chỉ được coi là hợp pháp nếu được cộng đồng thế giới chấp nhận. Một hiệp ước trái với nguyên tắc Jus Cogens được coi như vô hiệu.
    [Jus Cogens: a rule or principle in international law that is so fundamental that it binds all states and does not allow any exceptions. Such rules amount to jus cogens if they are recognized as such by the international community as a whole. A treaty that conflicts with an existing jus cogens rule is void]
    Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc trái với quy chuẩn bó buộc của luật tổng quát ở điểm nào ?
    Luật tổng quát đòi hỏi người nào tự nhận một vật đang do người khác nắm giữ là của mình thì phải chứng minh rằng mình mới là sở hữu chủ chân chính của vật ấy. Trung Quốc tự nhận Hoàng sa và Trường sa là của Trung Quốc trong khi Hoàng sa và Trường sa đang do Việt Nam Cộng Hòa sở hữu thì Trung Quốc phải chứng minh hai quần đảo này thực sự là của Trung Quốc. Nếu không chứng mình được điều này thì tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng sa và Trường sa đương nhiên vô hiệu. (Sự vô hiệu trong tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc chỉ áp dụng cho Hoàng sa và Trường sa mà thôi). Khởi điểm của sự vô hiệu đưọc tính kể từ ngày tuyên bố (4/9/1958).
    3. Công hàm của ông Phạm văn Đồng chỉ hợp pháp nếu nhìn nhận những nôi dung
    nào trong Tuyên bố của Trung Quốc không trái với Những nguyên tắc hướng dẫn
    và án lệ của các Tòa án quốc tế.
    a) Công hàm của ông Đồng không thể công nhận Hoàng sa và Trường sa là của Trung Quốc vì vào thời điểm đó hai quần đảo này đang do Việt Nam Cộng Hoà quản lý, VNDCCH chỉ là một quốc gia đệ tam trong việc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Việt Nam nên không thể công nhận như thế được.
    Giả sử rằng công hàm của ông Đồng công nhận Hoàng sa và Trường sa là của Trung Quốc thì khi Trung Quốc đòi hỏi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải thi hành lời
    cam kết theo đ. 1 của Những nguyên tắc hướng dẫn thỉ VNDCCH lấy đâu ra Hoàng sa và Trường sa để giao cho Trung Quốc ?
    Trong bản án về tranh chấp đảo Palmas giửa Hoa kỳ và Hòa Lan năm 1928, Tòa án
    Quốc tế đã phán quyết về trường hợp này như sau:
    “ Spain could not legally grant what it did not hold and therefore Spain could not
    grant Palmas to the United States” (Tây Ban Nha không có chủ quyền đối với đảo
    Palmas nên không thể nhượng đảo này cho Hoa kỳ được).
    Tương tự, vì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có chủ quyền trên Hoàng sa và
    Trường sa nên ông Đồng không thể tuyên bố Hoàng sa và Trường sa là của Trung
    Quốc được. .
    b) Theo nguyên tắc jus cogens, một tuyên bố đơn phương hay một hiệp ước chỉ hợp pháp nếu nó không có tính cách cưỡng hành hay nó phải được cộng đồng quốc tế công nhận là hợp pháp.
    Câu hỏi tiếp theo cần được nêu ra ở đây là Cộng đồng quốc tế liệu có chấp nhận để
    ông Thủ Tướng của nước mình gửi công hàm cho ông Thủ Tướng của quốc gia khác
    trong đó ghi nhận và tán thành việc chuyển giao lãnh thổ hay hải đảo của quốc gia
    mình cho quốc gìa láng giềng hay không ?
    Tóm lại, công hàm của ông Phạm văn Đồng chỉ có hiệu lực công nhận những lãnh thổ và hải đảo do Trung Quốc thủ đắc hợp pháp, chứ không thể công nhận hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam Cộng Hòa mà theo điều 8 của NNTHD và theo án lệ của các tòa án quốc tế phải coi như vô hiệu.
    III. Không công nhận Hoàng sa và Trường sa là của Trung Quốc
    nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có vi phạm vào nguyên tắc estoppel không?
    O trên, người viết đã trình bầy về quyền sở hữu mà Trung Quốc tuyên bố đối với Hoàng sa và Trường sa đã vi phạm vào điều 8 của bản NNTHD nên vô hiệu. Sự vô hiệu này xẩy ra 10 ngày trước khi công hàm của ông Đồng được công bố (14/9/1958). Như vậy nếu cho rằng Công hàm của ông Đồng đã công nhận Hoàng sa và Trường sa là của Trung Quốc thì hoá ra Công hàm của ông Đồng đứng trên cả Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc, vì đã trả lại Hoàng sa và Trường sa cho Trung Quốc sau khi hai quần đảo này đã bị NNTHD vô hiệu hóa ?
    Theo nhận định của người viết thì những viên chức cao cấp trong Chính Phủ Trung Quốc cũng như một số học giả Trung Quốc có vẻ như không đọc nguyên tắc Estoppel trước khi đưa ra lời
    tuyên bố đã dẫn. Sau đây là đôi điều giới thiệu về học thuyết estoppel để người đọc đánh giá về lòng ngay thẳng và tính lương thiện của những nhân vật người Trung Quốc qua những động thái tuyên bố của họ liên quan đến Hoàng sa và Trường sa.
    III CONG HAM CUA ONG PHAM VAN ĐONG VA HOC THUYET ‘ESTOPPEL
    1. ĐôI điều về học thuyết estoppel
    Từ ngữ ‘estoppel’ bắt nguồn từ chữ Pháp estouppail , estopper và tiếng La tinh stupa. Chữ ‘estoppel’ được Tự điển Collins của nước Anh định nghĩa như sau: ‘Estoppel’ là quy tắc về bằng chứng, theo đó, một cá nhân không được phép phủ nhận sự thật về điều mà trước đây người này đã tuyên bố hoặc về những sự kiện mà người này cho là có thật’
    Theo hệ thống Tục lệ Pháp Anh – Mỹ, có ít ra là 4 loại quy tắc về bằng chứng :
    Estoppel by conduct, Estoppel by deed, Estoppel by record và Equitable estoppel.
    Trong 4 loại bằng chứng kể trên thì Equitable estopel được xử dụng nhiều nhất trong luật Tín thác Hội (Law of Trust) và Luật quá thất (Law of Tort)
    Equitable estoppel lại tế phân ra làm hai : Proprietary estoppel (bằng chứng liên quan đến tài sản) và Promissory estoppel (bằng chứng liên quan đến lời hứa).
    Hai loại bằng chứng này được các tòa án khác nhau ở nước Anh thụ lý. Proprietary estoppel thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa tục lệ pháp, còn Promissory estoppel lại do Tòa Chancery xét xử theo nguyên tắc công bằng. Để có thể hiểu rõ sự khác biệt giữa Proprietary và Promissory estoppel, người viết xin đưa ra 2 thí dụ sau đây.
    Promissory estoppel.
    Một hôm, ông cha ghẻ của Doritt nói với nàng rằng nếu Doritt đồng ý làm việc không công cho trang trại của ông thì ông ta sẽ cho nàng một con ngựa đua còn tơ, tên là con Chớp. Doritt hiểu rằng nếu nàng chăm sóc và chịu khó tập dượt cho con Chớp thì sau này, khi đến tuổi trưởng thành để đua ngựa, con Chớp có thể thắng được nhiều giải lớn.
    Doritt đồng ý làm việc không công cho ông cha ghẻ đến một thời gian mà theo nàng ước tính, số tiền công vào lúc bấy giờ vào khoảng £1000.00. Thế rồi, Ong cha ghẻ của Doritt chẳng
    những không giao con Chớp cho Doritt như đã hứa trước đây, ông ta còn giữ lại cho mình cả số tiền thưởng £10,000.00 do con Chớp thắng giải trong cuôc đua ngựa nữa.
    Đến đây thì Doritt, nếu muốn, có thể nại học thuyết ‘estoppel’ để kiện ông cha ghẻ dựa trên những dữ kiện sau đây:
    . Vì tin vào lời hứa của người cha ghẻ, Doritt đã hành động và hành động này gây thiệt
    hại cho mình (làm việc không công). Vấn đề nêu ra ở đây là sự đền bù thiệt hại cho
    Doritt sẽ được chiết tính như thế nào ?
    . Nếu sự đền bù thiệt hại cho Doritt chỉ nhắm vào việc bồi thường thiệt hại thì
    trước hết Doritt phải được trả số tiền công là £ 1,000.00
    . Nếu sự đền bù thiệt hại cho Doritt được nhắm vào việc thi hành lời hứa thì
    ngoài số tiền công £ 1,000.00, Doritt còn được trao cho con Chớp và tiền
    thưởng đua ngựa mà con Chớp đã thắng giải.
    . Nếu sự đền bù thiệt hại cho Doritt còn nhắm vào tư cách bất chính của người
    cha ghẻ của Doritt, thì Tòa có thể truyền cho người cha ghẻ của Doritt phải
    trả cho Doritt thêm một khoản tiền nữa.
    Như vậy, hẳn đọc giả đã nhận thấy học thuyét estoppel đã đưa đến nhiều trường hợp với những giải pháp khác nhau tùy theo quyết định của Tòa xử theo nguyên tắc công bằng..
    Proprietary estoppel
    A có một số hàng hóa đem ký thác vào nhà kho của B để chờ khi nào có người mua thì bán đi.
    C, người coi kho của B đã lầm lẫn đem giao số hàng hóa này cho D.
    Vì không biết gì về việc người coi kho của mình đã giao lầm số hàng hóa đó cho D nên B đã nói với E, người muốn mua số hang hóa ấy rằng , hàng hóa của A vẫn còn ở trong kho của mình. E nói với A bán số hàng hóa đó cho mình và yêu cầu B giao hàng.
    Tòa phán rằng B không thể phủ nhận việc mình đã đoan chắc với E rằng kho của mình vẫn còn giữ số hàng của A gửi.
    Như vậy, tương quan giữa B và C là tương quan giữa chủ và người làm công (Master and Servant). Theo Tục Lệ Pháp, người chủ phải chịu trách nhiệm liên đới (vicarious liability) về hành vi sơ xuất hay bất cẩn của người làm công (The master is vicariously liable for negligent acts of his servant)
    2. CONG HAM PHAM VAN ĐONG KHONG LIEN HE GI DEN NGUYEN TAC ESTOPPEL!
    Công hàm Phạm văn Đồng và học thuyết estoppel, qua phần trình bầy trên, là hai nguyên tắc khác nhau, do những điều kiện không giống nhau chi phối.
    Công hàm Phạm văn Đồng là một cam kết đơn phương của một Thủ Tướng, nhân danh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên bố ghi nhận và tán thành quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
    Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay vẫn tiếp tục tôn trọng nội dung bức Công hàm của ông Phạm văn Đồng là nhìn nhận và tán thành lãnh thổ và hải đảo 12 hải lý của Trung Quốc do Trung Quốc đã thủ đắc hợp pháp. Nước Cộn g Hòa Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam chỉ phủ nhận những lãnh thổ và hải đảo nào của Trung Quốc không được luật lệ quốc tế công nhận tỷ như hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của nước Việt Nam Cộng Hòa. Hai quần đảo này không được NNTHD công nhận là của Trung Quốc, ngoài ra Trung Quốc lại còn đem vũ lực xâm chiếm vào các năm 1974, 1988 rồi tuyên bố là của mình. Hành động này lại còn vi phạm thô bạo vào điều 12 bản tuyên bố của Hội nghị Genève năm 1954, điều 4 đoạn 2 của bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Nghị Quyết số 2625 LHQ ngày 22 tháng 10 1970 khiến cho tuyên bố của Trung Quốc đương nhiên vô hiệu.
    Nguyên tắc hay học thuyết Estoppel, trái lại, là một loại khế ước, có hiệu lực pháp lý giàng buộc đôi bên kết ước do hệ quả của sự đề cung và sự chấp nhận đề cung nên đạ tạo ra những nghĩa vụ cho đôi bên kết ước phải thi hành. Nếu sau này xẩy ra tranh chấp, nội vụ sẽ do Tòa án quốc nội xét xử theo luật quốc nội. Nếu đem so sánh nội dung của công hàm Phạm văn Đồng với nội dung của ‘promissory estoppel’ hay ‘proprietary estoppel’ ta thấy giữa chúng chẳng có điểm nào liên hệ với nhau.
    Ngoài ra, cũng không thể dùng luật quốc nội để áp dụng vào luật quốc tế, trừ phi luật quốc tế không được ban hành để giải quyết vụ việc thì khi đó tòa án quốc tế mới buộc phải xử dụng tới luật quốc nội, như lý trí thành văn (raison écrite), để giải quyết nội vụ.
    IV. KET LUAN.
    Gần đây, trên các diễn đàn ở hải ngoại thường hay nhắc đến cái gọi là Mật ước Thành Đô 1990. Mật ước này được ký kết vào năm 1990 tại Thành Đô của Tỉnh Tứ Xuyên giữa một bên là các thành viên của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam như Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Phạm văn Đồng, bên kia là Giang trạch Dân và Lý Bằng đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đôi bên đồng ý một thời hạn là 30 năm để sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc (?)
    Nếu mật ước này đã thực sư xẩy ra thì nó cũng vô giá trị về mặt pháp lý vì trái với nguyên tắc Jus Cogens, theo đó một mật ước như vậy không thể được các quốc gia trên thế giới chấp nhận, bởi vì không một quốc gia nào trên thế giới lại chịu để cho lãnh thổ, hay hải đảo của nước mình nằm trong tay một vài nhân vật trong chính quyền mà những người này có toàn quyền, chỉ bằng vào một văn thư tuyên bố giao đất đai, biển đảo cho một quốc gia khác !
    Điều 8 của bản Những nguyên tắc hướng dẫn , trong đó nguyên tắc Jus cogens sẽ được xử dụng tới để vô hiệu hoá nhũng tuyên bố đơn phương hay hiệp ước thuộc loại này. Trở lại cái gọi là mật ước Thành Đô ký kết giữa các thành viên của hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc thì mật ước nnày cũng sẽ chẳng có giá trị gì cả, ngoại trừ trường hợp các thành viên trong Bộ chính trị hiện của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay sẵn sàng bán đứng đất nước một lần nữa cho Trung Cộng. Nếu họ đã có ý định như v ậy thì đâu cần đến Mật ước, điều mà họ đã từng làm đối với Ai Nam Quan, Thác bản Giốc và biên giời Hoa Việt và một phần của Vịnh Bắc bộ của Việt Nam trước đây!

    Thích

  5. 1
    ĐẤU LÝ ĐẤU PHÁP VỚI BẮC KINH
    Tại Đông Hải Luật Pháp và Địa Lý là hai kẻ thù của Trung Quốc
    Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
    Năm 1982, 119 quốc gia trong đó có Việt Nam và Trung Quốc đã ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Năm 1994 Công Ước có hiệu lực chấp hành.
    Hai nguyên tắc hướng dẫn Luật Biển là:
    1. Dành cho các quốc gia duyên hải quyền đánh cá và khai thác dầu khí 200 hải lý tại vùng biển gần bờ.
    2. Duy trì tự do hàng hải và tự do khai thác hải sản tại biển sâu.
    Sau đây là những ý niệm đại cương về các danh từ chuyên môn dùng trong Luật Biển.
    Đường Căn Bản (Baselines) thông thường là lằn mức thủy triều xuống thấp.
    Biển Lãnh Thổ (Territorial Sea) rộng 12 hải lý chạy từ đường căn bản ra khơi.
    Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý để đánh cá trùng điệp với Thềm Lục Địa 200 hải lý để khai thác dầu khí chạy từ biển lãnh thổ ra khơi.
    Các quần đảo Phi Luật Tân hay Nhật Bản được quyền có quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý. Tuy nhiên, các tiểu đảo không có thường dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế (như Hoàng Sa và Trường Sa) không được hưởng quy chế này.
    Theo Toà Án Quốc Tế The Hague và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Biển Lịch Sử là nội hải nằm về phía đất liền, bên trong đường căn bản của Biển Lãnh Thổ.
    Biển Nam Hải (Southern Sea) là vùng biển ven bờ chạy từ Eo Biển Đài Loan tới Quảng Đông và rộng khoảng 25 km (50 lý).
    Biển Nam Hoa (South China Sea) thuộc chủ quyền chung của 5 quốc gia là Trung Hoa, Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân, Đài Loan và rộng chừng 2 ngàn cây số.
    I. CÁC HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ
    Vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ tại Hoàng Sa và Trường Sa chỉ có thể được giải quyết dứt khoát trên căn bản công pháp quốc tế. Tại Biển Đông Luật Pháp và Địa Lý là hai kẻ thù của Trung Quốc.
    2
    1. Các Hiệp Ước Việt-Pháp-Hoa.
    Năm 1884 (Giáp Thân) Việt Nam ký với Pháp Hiệp Ước Patenôtre theo đó Pháp nhận bảo hộ và đại diện Việt Nam về mặt ngoại giao đồng thời cam kết bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
    Theo Hiệp Ước Thiên Tân 1885 (Ất Dậu) ký với Pháp, Trung Quốc từ bỏ chủ quyền (hữu danh vô thực) đối với Việt Nam, và cam kết tôn trọng các hiệp ước Việt Pháp như Hiệp Ước Patenôtre.
    Năm 1887, Pháp (đại diện Việt Nam) ký với Trung Quốc Hiệp Ước Bắc Kinh để phân ranh hải phận Vịnh Bắc Việt theo đó Việt Nam được 63% và Trung Quốc được 37%.
    2. Tuyên Cáo Cairo 1943.
    Trong Thế Chiến Thứ II, ba Cường Quốc Đồng Minh đại diện bởi Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt, Thủ Tướng Anh Churchill và Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã ký Tuyên Cáo Cairo ngày 27-11-1943 nhằm tước bỏ quyền của Nhật Bản trên tất cả lãnh thổ và các hải đảo ở Thái Bình Dương đồng thời giao hoàn Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ cho Trung Quốc. Tại Hội Nghị Cairo sở dĩ Tổng Thống Tưởng Giới Thạch không đòi trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Hoa vì Tổng Thống hay biết và nhìn nhận rằng hai quần đảo này không thuộc chủ quyền của Trung Quốc (mà thuộc chủ quyền của Việt Nam).
    3. Tuyên Ngôn Potsdam 1945.
    Chiếu Tuyên Ngôn Potsdam 1945 tại vùng Thái Bình Dương, để tước khí giới quân đội Nhật, Đồng Minh quyết định chia Việt Nam thành 2 khu vực: Quân đội Trung Hoa có nghĩa vụ giải giới quân đội Nhật tại vùng Bắc Vĩ Tuyến 16 (Đà Nẵng) trong đó có quần đảo Hoàng Sa. Và quân đội Anh được ủy nhiệm giải giới quân đội Nhật từ Vĩ Tuyến 16 vào Nam trong đó có quần đảo Trường Sa.
    Giải giới không phải là tiếp thu. Do đó nếu Anh Quốc không có chủ quyền lãnh thổ tại Trường Sa, thì Trung Quốc cũng không có chủ quyền lãnh thổ tại Hoàng Sa (và Trường Sa).
    4. Hiệp Định Elysée 1949.
    Năm 1947, Anh Quốc trả độc lập cho Ấn Độ và Đại Hồi, Qua năm 1948, Pháp và Việt Nam ra Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam.
    Và tại Paris tháng 3-1949, Tổng Thống Pháp Vincent Auriol ký với Quốc Trưởng Bảo Đại Hiệp Định Elysée để trao trả độc lập cho Quốc Gia Việt Nam.
    Qua tháng 4-1949, Quốc Hội Nam Kỳ biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ Tự Trị để sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất.
    3
    Với sự thu hồi độc lập và thống nhất năm 1949,Việt Nam có tư cách để tự bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ từ Nam Quan đến Cà Mâu, kể cả vùng hải phận nơi tọa lạc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    5. Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco 1951.
    Mùa Xuân 1945, 51 quốc gia đồng minh họp Hội Nghị San Francisco để thành lập Liên Hiệp Quốc. Năm 1951, 51 quốc gia đồng minh hội viên sáng lập Liên Hiệp Quốc lại họp Hội Nghị Hòa Bình San Francisco để ký Hiệp Ước Hòa Bình Nhật Bản ngày 8-9-1951.
    Điều 2 Hiệp Ước quyết định trao trả cho các quốc gia đồng minh chủ quyền lãnh thổ tại Á Châu Thái Bình Dương như sau:
    (a) Giao hoàn chủ quyền độc lập cho nhân dân Triều Tiên.
    (b) Giao hoàn chủ quyền lãnh thổ tại đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ [cho Trung Hoa].
    (c) Giao hoàn chủ quyền lãnh thổ tại các quần đảo Kurile và Sakhalin [cho Liên Sô].
    (d) Trao quyền quản trị một số hải đảo tại Thái Bình Dương mà Hội Quốc Liên đã ủy nhiệm Nhật Bản giám hộ như Senkaku (Điếu Ngư) [cho Hoa Kỳ].
    (e) Nhật Bản khước từ mọi quyền lợi của các kiều dân Nhật Bản tại miền Nam Cực.
    (f) Nhật Bản khước từ chủ quyền tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa [để giao hoàn cho Việt Nam].
    Đây là một quyết định hợp lý.
    Thật vậy trong Thế Chiến II có sự tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Pháp (đại diện Việt Nam) tại hai quần đảo này. Ngày 30-3-1939 Nhật Bản công bố đặt Hoàng Sa và Trường Sa dưới quyền kiểm soát của Chính Phủ Đông Kinh. Vậy mà Trung Quốc đã không lên tiếng phản đối. Chỉ có Bộ Ngoại Giao Pháp, nhân danh Việt Nam, đã gửi công hàm ngày 21-4-1939 để phản kháng Chính Phủ Nhật Bản. Do đó khi Nhật Bản tuyên bố từ bỏ chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, các quốc gia tham dự Hội Nghị Hòa Bình San Francisco đã minh thị phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc và mặc nhiên chấp nhận giao hoàn cho Việt Nam hai quần đảo này.
    Trước đó, ngày 5-9-1951, Ngoại Trưởng Liên Sô Andrei Gromyko đệ trình tu chính án để yêu cầu Hội Nghị trao Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ, Đông Sa (Pratas Islands), Trung Sa (Macclesfield Bank), Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) cho Trung Quốc. Tuy nhiên tu chính án này đã bị Hội Nghị bác bỏ với 46 phiếu chống và 3 phiếu thuận.
    Ngày 7-9-1951 Thủ Tướng Trần Văn Hữu, Trưởng Phái Đoàn Quốc Gia Việt Nam đã lên diễn đàn để công bố chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo
    4
    Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản kháng nào của các quốc gia tham dự Hội Nghị kể cả Liên Sô.
    6. Hiệp Định Geneva 1954.
    Năm 1954, để giải quyết Chiến Tranh Đông Dương, Hội Nghị Geneva được triệu tập với sự tham dự của 9 quốc gia gồm Ngũ Cường Mỹ, Anh, Pháp, Liên Sô và Trung Quốc, cùng với Ai Lao, Cao Miên và 2 nước Việt Nam là Quốc Gia Việt Nam (Miền Nam) và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Miền Bắc). Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954, một lần nữa xác nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa (lúc này là Quốc Gia Việt Nam) tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Thật vậy, theo Điều 4 Hiệp Định Geneva: “Giới tuyến giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam kéo dài ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển. Quân đội Liên Hiệp Pháp (gồm có Quốc Gia Việt Nam và Cộng Hòa Pháp) phải rút khỏi tất cả các hải đảo về phía Bắc giới tuyến (Vĩ Tuyến 17). Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (Miền Bắc) phải rút khỏi tất cả các hải đảo về phía Nam giới tuyến (Vĩ Tuyến 17) trong đó có các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Ngày 4-9-1958 Chính Phủ Trung Quốc tuyên bố mở rộng biển lãnh thổ từ 3 hải lý thành 12 hải lý. Quyết Nghị này được áp dụng cho tất cả các hải đảo như Đài Loan (Taiwan), Bành Hồ (Pescadores), Đông Sa (Pratas Islands), Trung Sa (Macclesfield Bank), Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Bản Tuyên Bố viện dẫn một số hải đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc (vì tọa lạc tại thềm lục địa 200 hải lý), như Đài Loan (nằm sát Hoa Lục), Bành Hồ (tại Eo Biển Đài Loan) và Pratas (tại Vĩ Tuyến 21, cách Hoa Lục 135 hải lý).
    Ngoài ra còn níu kéo và nhận vơ một số hải đảo và quần đảo không thuộc chủ quyền của Trung Quốc (vì tọa lạc ngoài thềm lục địa 200 hải lý) như bãi Macclesfield Bank (tại Vĩ Tuyến 16, cách Hoa Lục 300 hải lý), quần đảo Hoàng Sa (tại các Vĩ Tuyến 17-15, cách Hoa Lục 270 hải lý) và quần đảo Trường Sa (tại các Vĩ Tuyến 12-8, cách Hoa Lục từ 550 đến 780 hải lý).
    Quyết Nghị năm 1958 của Trung Quốc chỉ là sự sao chép nguyên văn tu chính án của Liên Sô tại Hội Nghị Hòa Bình San Francisco 1951. Như ta đã biết, tu chính án này đã bị Hội Nghị bác bỏ với 46 phiếu chống và 3 phiếu thuận.
    Chiếu Tuyên Cáo Cairo 1943, Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco 1951 và Hiệp Định Geneva 1954, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc mà thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa. Vì không phải là sở hữu chủ, Chính Phủ Hà Nội không có tư cách để trao các quần đảo này cho bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc và nhất là Trung Quốc.
    5
    7. Hiệp Định và Định Ước Paris 1973.
    Ngày 27-1-1973 Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã ký Hiệp Định Hòa Bình Paris nhằm “kết thúc chiến tranh và tái lập hòa bình tại Việt Nam”. Chiếu Điều 15 Hiệp Định “việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên căn bản thương nghị và thỏa thuận giữa Miền Nam và Miền Bắc, không bên nào cưỡng ép bên nào, không bên nào thôn tính bên nào, thời gian thống nhất sẽ do Miền Nam và Miền Bắc Việt Nam đồng thỏa thuận”.
    Để thi hành Hiệp Định Paris, với sự chứng kiến của ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, 12 bên tham dự Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam đã ký Định Ước của Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam ngày 2-3-1973,.
    Theo Điều 4 Định Ước “các bên ký kết Định Ước này trân trọng cam kết sẽ triệt để tôn trọng chủ quyền độc lập, thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và quyền Dân Tộc Tự Quyết của nhân dân Miền Nam Việt nam”.
    Mặc dầu vậy, 10 tháng sau, tháng 1-1974, Trung Quốc đã huy động toàn lực để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, bất chấp Tuyên Cáo Cairo, Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco, Hiệp Định Geneva và Định Ước của Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc còn vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sự xâm chiếm này không được luật pháp thừa nhận.
    Dầu sao, chiếu Điều 77 Luật Biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải, mọi sự chiếm cứ bất cứ từ đâu tới đều vô giá trị và vô hiệu lực, nhất là chiếm cứ võ trang.
    II. CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN
    Năm l982 cùng với 118 quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
    Ký xong, Bắc Kinh mới thấy lo! Ký Công Ước thì phải theo Công Ước. Những điều khoản trong Công Ước đã quá rõ rệt: Các quốc gia duyên hải chỉ được hưởng quy chế 200 hải lý Vùng Đặc Quyền Kinh Tế để đánh cá đồng thời là Thềm Lục Địa để khai thác dầu khí.
    Trong khi đó, Hoàng Sa cách lục địa Trung Hoa 270 hải lý và Trường Sa cách Hoa Lục 750 hải lý. Do đó Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
    1. Biển Lịch Sử.
    Đuối về pháp lý, Trung Quốc đưa ra thuyết Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc.
    6
    Lưỡi Rồng Trung Quốc là một vùng biển bao la chạy từ Trung Hoa, Việt Nam qua Nam Dương, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân. Theo ngoa ngôn của Bắc Kinh, Biển Lịch Sử Trung Quốc rộng bằng phân nửa lục địa Trung Hoa.
    Lưỡi Rồng Trung Quốc (mệnh danh là Đường Lưỡi Bò 9 đoạn) nằm sát Biển Đông Nam Á, cách Quảng Ngãi 40 hải lý, cách Sarawak (Mã Lai), và Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lý. Nó chiếm trọn 2 túi dầu khí đang khai thác là Bãi Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam và Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân. Nó chiếm hơn 80% Biển Đông Nam Á.
    Về yêu sách Biển Lịch Sử của Trung Quốc, các luật gia tại Viện Hải Học Đông Tây (Hawaii) phải kêu lên rằng: “Không có nguyên tắc hay điều khoản nào trong Công Pháp Quốc Tế cho phép Bắc Kinh đòi như vậy!”
    Trung Quốc không theo luật pháp mà theo Chính Sách Bá Quyền Đại Hán. Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc ảnh hưởng Trung Quốc (từ thời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế hay Minh Thành Tổ) sẽ mãi mãi thuộc chủ quyền Trung Quốc.
    Chính sách này được phổ biến năm 1954 trong cuốn Lược Sử Tân Trung Quốc nhắc lại những cương lĩnh và những lời tuyên bố của Mao Trạch Đông “tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã bị phe Đế Quốc Tây Phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau Cách Mạng 1911, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam (Việt Nam), Hồng Kông, Macao, Sakhalin, Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Port Arthur cũng như các đảo khác tại Thái Bình Dương sẽ phải được giao hoàn cho Trung Quốc”. Những vùng lãnh thổ và hải phận này sẽ vĩnh viễn thuộc về Trung Quốc do sự chinh phục và khai hóa của văn minh chống man di (Territory once won for civilization must not be given back to barbarism).
    Chính Sách Đại Hán được phát động từ sau Hiệp Định Bàn Môn Điếm 1953 về Triều Tiên và Hiệp Định Geneva 1954 về Đông Dương. Nó đạt tới cao điểm đầu năm 1974 khi quân lực Hoa Kỳ triệt thoái khỏi Việt Nam sau Hiệp Định Paris 1973.
    Ngày nay tại vùng Biển Đông Nam Á, Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc là mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh.
    Tuy nhiên thuyết Biển Lịch Sử là một chính sách giả tưởng hay một khẩu thuyết vô bằng, không căn cứ vào các điều khoản của Luật Biển và Luật Tục Lệ Quốc Tế, nên không được luật pháp và tòa án chấp nhận.
    Vì biết rõ điều đó nên, từ thập niên 1990 khi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển được ban hành, Trung Quốc không bao giờ dám chấp nhận để Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế thụ lý những vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Thật vậy, theo Tòa Án Quốc Tế The Hague, Biển Lịch Sử chỉ là nội hải.
    7
    Theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982: “Biển Lịch Sử hay nội hải của một quốc gia, nằm trong đất liền, về phía bên trong đường căn bản của Biển Lãnh Thổ.” (Điều 8).
    Như vậy Biển Nam Hoa không phải là Biển Lịch Sử của Trung Quốc vì nó là ngoại hải và cách lục địa Trung Hoa hai ngàn cây số.
    Và từ 1982 Chủ Nghĩa Bá Quyền Đại Hán do Mao Trạch Đông phát động đã bị chặn đứng bởi luật pháp và tòa án của nhân loại văn minh.
    2. Thuyết Thủ Đắc Chủ Quyền.
    Thất bại trong thuyết Biển Lịch Sử, Trung Quốc đưa ra thuyết Thủ Đắc Chủ Quyền, thủ đắc do khám phá và thủ đắc do chiếm cứ.
    a.Thủ đắc do khám phá.
    Theo Bắc Kinh, từ trên 2000 năm nay, dưới đời Hán Vũ Đế, 100 ngàn hải quân Trung Hoa tuần hành tại Nam Hải đã khám phá các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Hơn nữa trong thế kỷ 15, dưới đời Minh Thành Tổ, hải quân Trung Hoa đi tuần thám Biển Nam Hải đã khám phá và thủ đắc chủ quyền các hải đảo này.
    Sự kiện này không xác thực.
    Trước hết không có tài liệu khách quan nào cho biết, từ thời Tây Hán có sự tuần thám của hải quân Trung Hoa tại các đảo san hô tại Nam Hải. Lịch sử chỉ ghi 100 ngàn quân của Tào Tháo mượn lệnh Hán Đế đi xâm chiếm Đông Ngô và đã bị Chu Du đánh tan trong trận Hải Chiến Xích Bích năm 207.
    Và dưới đời Minh Thành Tổ, trong kế hoạch xâm lăng Việt Nam, các đội hải quân tiếp viện cho Vương Thông đã bị Bình Định Vương (Lê Thái Tổ) đánh tan trong vùng sông biển.
    Vả lại kẻ khám phá không nhất thiết là kẻ sở hữu.
    Cũng trong thế kỷ 15, các nhà thám hiểm hàng hải quốc tế như Vasco de Gama đã khám phá Mũi Hảo Vọng tại Phi Châu và các hoang đảo tại Ấn Độ Dương; Magellan đã đi xuyên dương, từ Đại Tây Dương vượt Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, khám phá quần đảo Phi Luật Tân và hải đảo Guam. Vậy mà Bồ Đào Nha cũng không đòi chủ quyền các hải đảo này.
    b.Thủ đắc do chiếm cứ.
    Theo Tòa Án Quốc Tế, muốn thủ đắc chủ quyền các đất vô chủ (terra nullius), sự chiếm cứ phải có những đặc tính sau đây:
     Chiếm cứ hòa bình.
    Không có sự chối cãi rằng, trong những năm 1956, 1974 và 1988, Trung Quốc đã dùng võ lực chiếm cứ một số hải đảo tại Hoàng Sa và một số đá bãi tại Trường Sa. Sự chiếm cứ không có tính hòa bình mà do xâm lăng võ trang nên không được luật pháp bảo vệ. Cũng như thời Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản đã
    8
    chiếm cứ Hoàng Sa và Trường Sa bằng võ lực nên không có tư cách chủ quyền hợp pháp.
     Chiếm cứ liên tục và trường kỳ.
    Trung Quốc không mang được bằng chứng khách quan nào cho biết họ đã liên tục chiếm cứ Hoàng Sa và Trường Sa từ đời Nhà Hán hay ít nhất từ đời Nhà Thanh. Sau Hiệp Định Geneva 1954, khi hải quân Pháp rút lui, năm 1956, Trung Quốc mới xâm nhập võ trang và chiếm cứ một số đảo tại Hoàng Sa thuộc nhóm An Vĩnh (Amphitrite) phía đông bắc.
    Và tháng 1-1974 họ lại xâm lăng võ trang để chiếm thêm các đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent) phía tây nam.
    Tại Trường Sa, Trung Quốc thú nhận rằng, lần đầu tiên năm l988, họ chiếm cứ một số đá bãi bằng võ lực.
    Sự chiếm cứ này vô hiệu vì không có tính hòa bình.
    Vả lại tới những năm 1956, 1974 và 1988, các đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã do Việt Nam chiếm cứ hợp pháp nên không thể coi là đất vô chủ (terra nullius).
     Hơn nữa sự chiếm cứ không được thừa nhận bởi các quốc gia liên hệ.
    Như đã trình bầy, tại Hội Nghị Hòa Bình San Francisco 1951, Liên Sô yêu cầu Hội Nghị biểu quyết trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, nhưng Hội Nghị đã bác bỏ đề nghị này với 3 phiếu thuận và 46 phiếu chống. Sau đó Trưởng Phái Đoàn Quốc Gia Việt Nam lên diễn đàn minh thị công bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa-Trường Sa, và không gặp sự phản kháng nào của 51 quốc gia tham dự Hội Nghị kể cả Liên Sô.
    3. Định Ranh Thềm Lục Địa và Xác Định Chủ Quyền Hải Đảo.
    Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa, Tòa Án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Tòa Án Trọng Tài và Tòa Án Quốc Tế The Hague đưa ra nhiều tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề định ranh thềm lục địa và xác định chủ quyền các hải đảo.
    a) Vị trí của các đảo đối với bờ biển tiếp cận.
    Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tọa lạc tại các Vĩ Tuyến 17-8 thuộc vùng nhiệt đới như Việt Nam, chứ không ở vùng ôn đới như Trung Hoa.
    Đảo Hoàng Sa cách lục địa Việt Nam 160 hải lý và cách lục địa Trung Hoa 270 hải lý. Tại vùng biển Trường Sa, bãi Tứ Chính cách lục địa Việt Nam 190 hải lý và cách Hoa Lục 780 hải lý. Đảo Trường Sa cách lục địa Việt Nam 220 hải lý và cách Hoa Lục 750 hải lý. Do đó về mặt vị trí hay địa lý, Việt Nam có ưu thế, và Tòa Án Trọng Tài hay Tòa Án Quốc Tế sẽ quyết định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
    b) Về độ sâu và địa hình đáy biển, các đảo, cồn, đá, bãi Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Độ sâu nhất tại Hoàng Sa là 900 m và tại Trường Sa là 200 m. Trong khi đó, từ Hoàng Sa
    9
    và Trường Sa về Hoa Lục có 2 rãnh biển sâu hơn 2600 m và 4650 m. Như vậy Hoàng Sa và Trường Sa không phải là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Trung Hoa từ đất liền ra ngoài biển.
    c) Về mặt địa chất, năm 1925, sau 2 năm nghiên cứu, đo đạc và vẽ bản đồ đáy biển, Tiến Sĩ Khoa Học Armand Krempt, Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương đã xác nhận rằng: “Về mặt địa chất các đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam”(Geologiquement les paracels font partie du Vietnam).
    d) Về dân số, các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa không có thường dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế. Trong khi đó số dân cư ngụ tại miền bờ biển Việt Nam đông gấp 12 lần số dân sinh sống tại đảo Hải Nam.
    e) Về khí hậu và sinh thực học, tại Hoàng Sa và Trường Sa các đảo san hô cũng như cây cỏ và sinh vật tiêu biểu cho vùng nhiệt đới Việt Nam, chứ không thấy ở vùng ôn đới Trung Hoa. Không có đảo san hô nào tại vùng ôn đới như Biển Bắc Hải hay Đông Trung Quốc Hải.
    f) Về Khu Đặc Quyền Kinh Tế để đánh cá, Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa là khu vực đánh cá căn bản của Việt Nam. Trong khi đó, ngoài hải phận về phía tây, đảo Hải Nam còn được thêm 200 hải lý để đánh cá về phía đông thông ra Thái Bình Dương.
    g) Tại Thềm Lục Địa Việt Nam những vùng có dầu khí nằm tại giữa Vịnh Bắc Việt và tại khu bãi Tứ Chính phía đông nam Cà Mâu. Đây là nơi kết tầng các thủy tra thạch chứa đựng các chất hữu cơ do nước phù sa Sông Hồng Hà và Sông Cửu Long, con sông dài nhất Đông Nam Á, từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra biển từ cả triệu năm nay. Không có con sông lớn nào từ lục địa Trung Hoa hay từ đảo Hải Nam chẩy ra Biển Đông. Do đó dầu khí nếu có là do các chất hữu cơ từ lục địa Việt Nam chứ không phải từ Hoa Lục. Hơn nữa, ngoài hải phận về phía tây, đảo Hải Nam còn được thêm 200 hải lý thềm lục địa để khai thác dầu khí về phía đông thông ra Thái Bình Dương.
    h) Biển Đông với Hoàng Sa, Trường Sa có ảnh hưởng kinh tế, chính trị, chiến lược và an ninh quốc phòng mật thiết với Việt Nam hơn là Trung Quốc . Vì Trung Quốc còn có Biển Hoàng Hải và Đông Trung Quốc Hải chạy thông ra Thái Bình Dương.
    i) Các tài liệu, sách báo, họa đồ hay các chứng tích lịch sử phải có tính khách quan, vô tư và xác thực. Dầu sao các tài liệu này cũng không có giá trị bằng các yếu tố khoa học như địa lý, địa hình, địa chất, dân số, khí hậu, sinh thực học, và những yếu tố đặc thù về kinh tế chính trị, chiến lược và an ninh quốc phòng.
    Về Biển Nam Hải chúng ta chỉ viện dẫn một số vài tài liệu khách quan do chính người Trung Quốc biên soạn.
    Tần Thủy Hoàng chia Bách Việt thành 3 Quận:
    1) Nam Hải (Quảng Đông)
    2) Quế Lâm (Quảng Tây), và
    10
    3) Tượng Quận (Bắc Việt)
    Như vậy theo các học giả Trung Quốc, Biển Nam Hải (Southern Sea)là tên biển của miền Hoa Nam, cách Quảng Đông 50 dặm (25 km) về phía Nam. Các nhà hàng hải Tây Phương muốn tiện thể gọi đó là Biển Nam Hoa. (Ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải).
    Theo Tân Từ Điển Thực Dụng Hán Anh do các học giả Trung Quốc biên soạn tại Hồng Kông năm 1971 thì “Nam Hải là vùng biển kéo dài từ Eo Biển Đài Loan đến Quảng Đông”.
    Theo Từ Điển Từ Hải xuất bản năm 1948 thì Biển Nam Hoa thuộc chủ quyền lãnh thổ của 5 quốc gia là Trung Hoa, Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan”.
    Nếu Ấn Độ Dương không phải là đại dương của Ấn Độ, thì Biển Nam Hoa cũng không phải là biển của nước Trung Hoa về phía Nam.
    Vì vùng biển này tọa lạc tại Đông Nam Á, nên năm 1995 trong Bản Tường Trình gửi 7 vị nguyên thủ quốc gia trong Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á, người viết đề nghị Khối ASEAN đổi danh xưng Biển Nam Hoa thành Biển Đông Nam Á.
    Ngoài ra người viết còn đề nghị với nhà cầm quyền Việt Nam 5 điểm như sau:
    1) Nhờ các luật gia và chuyên gia quốc tế vẽ ranh Thềm Lục Địa Địa Chất (Thềm Lục Địa Mở Rộng) để yêu cầu Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc quyết định cho Việt Nam được nới rộng thềm lục địa từ 200 hải lý tới mức 350 hải ly.
    2) Muốn vậy Việt Nam phải tuân hành các điều khoản của Luật Biển bằng cách vẽ lại Đường Căn Bản cho hợp lý.
    3) Phát triển tối đa kỹ nghệ đánh cá ngoài khơi trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý để sử dụng đúng mức, điều hành và bảo tồn nguồn lợi ngư nghiệp thiên nhiên tại Biển Đông.
    4) Vận động Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á yêu cầu đổi danh xưng Biển Nam Hoa thành Biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea).
    5) Đưa vụ tranh chấp thềm lục địa, hải phận và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra Tòa Án Trọng Tài hay Toà Án Quốc Tế, nếu cuộc điều giải bất thành.
    Từ đó đến nay đã gần 2 thập niên, Chính Phủ Hà Nội vẫn án binh bất động!
    Trước thái độ khiếp nhược của nhà cầm quyền, người dân Việt Nam trong và ngoài nước phải đứng lên giành lại chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ tại các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa đồng thời bảo vệ hải phận của Việt Nam tại Biển Đông Nam Á.
    Sở dĩ Trung Quốc không dám mạnh tay với Phi Luật Tân hay Mã Lai vì tại các quốc gia này Dân sẽ đứng lên yểm trợ chính quyền trong việc bảo toàn đất tổ.
    11
    Tại Việt Nam ngày nay lòng yêu nước và nguyện vọng của Dân không được biểu lộ bằng những cuộc biểu tình tuần hành. Mọi hành động biểu dương lực lượng đều bị Chính Quyền bưng bít, lên án và đàn áp.
    Do đó, hơn bao giờ hết, theo truyền thống đấu tranh hào hùng của Dân Tộc, chúng ta phải đòi thực hiện cho bằng được châm ngôn khuôn vàng thước ngọc của Tiền Nhân để xây dựng một chế độ Dân Chủ Pháp Trị theo phương châm
    Lấy Dân Làm Trọng và Coi Nhẹ Chính Quyền.
    (Dân Vi Quý Quân Vi Khinh)
    Với một Chính Phủ của Dân, do Dân và vì Dân, chúng ta sẽ đòi lại đất đai, hải phận và các hải đảo do ngoại bang cưỡng chiếm trái với Công Lý và Đạo Lý.
    Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
    Chủ Tịch Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền

    Thích

  6. ĐÔNG HÒA PHI MÃ
    VĂN THƯ GỬI TỔNG THỐNG PHI LUẬT TÂN BENIGNO
    AQUINO
    Ngày 14-7-1995, nhân kỳ Đại Hội ASEAN tại Brunei, nhân danh Hội Luật Gia
    Việt Nam tại California, người viết đã gửi văn thư đến 7 vị nguyên thủ quốc gia trong
    Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á là Phi Luật Tân,, Mã Lai, Brunei, Nam Dương,
    Tân Gia Ba, Thái Lan và Việt Nam. Để trình bầy vấn đề giải quyết các vụ tranh chấp tại
    Biển Đông Nam Á theo những quy luật dự liệu trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật
    Biển 1982.
    Theo các cơ quan truyền thông quốc tế, văn thư này đưa ra giải pháp cho vấn đề
    tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bằng cách dùng phương thức Thương Nghị để
    đi đến Hòa Bình. (The Discussion Proceeds for Peace: Asian Wall Street Journal, July
    1995).
    Ngày 31-5-2012, nhân vụ tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc tại
    Scarborough Shoal, thay mặt Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền, người viết đã gửi văn
    thư đến Tổng Thống Phi Luật Tân Benigno Aquino để trình bầy về những khía cạnh pháp
    lý liên quan đến vụ Bãi Cạn Scarborough cũng như toàn vùng Biển Đông Nam Á nơi tọa
    lạc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Sau đây là nguyên văn bức thư nói trên:
    Kính thưa Tổng Thống,
    Ngày 14-7-1995, nhân danh Hội Luật Gia Việt Nam tại California, chúng tôi
    đã gửi văn thư đến Tổng Thống Fidel Ramos để yêu cầu đưa vụ tranh chấp tại
    Biển Đông Nam Á ra trước Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển. Ngày nay, với vụ
    tranh chấp Bãi Cạn Scarborough tọa lạc tại Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và
    Thềm Lục Địa Phi Luật Tân, chúng tôi xin trình bầy với Tổng Thống vấn đề
    liên quan đến các hải đảo và vùng biển Trường Sa.
    Tháng 4-1956, khi Hải Quân Pháp rút khỏi Việt Nam sau Hiệp Định Geneva
    1954, Trung Quốc chiếm 7 đảo Hoàng Sa của Việt Nam phía đông bắc.
    Tháng 1-1974, khi Quân Lực Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam sau Hiệp Định Paris
    1973 Trung Quốc chiếm nốt 6 đảo Hoàng Sa phía tây nam.
    Tháng 3-1988, khi Liên Xô tài giảm viện trợ cho Việt Nam, Trung Quốc chiếm
    7 đá bãi Trường Sa như: Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Gaven và Đá
    Johnson.
    Tháng 8-1990, Thủ Tướng Trung Quốc Lý Bằng (Li Peng) đưa ra đề nghị khai
    thác chung (về đánh cá và khai thác dầu khí) tại toàn vùng Biển Đông Nam Á
    với điều kiện tiên quyết là các quốc gia Đông Nam Á phải thừa nhận chủ
    quyền của Trung Quốc tại vùng biển này.
    Tháng 2-1992, Trung Quốc ban hành Luật Quốc Gia về Biển và khẳng định
    rằng tất cả các hải đảo tại Biển Nam Hoa từ xưa vẫn thuộc chủ quyền lãnh thổ
    của Trung Quốc. Họ coi đó là một vấn đề “bất khả tranh nghị”. Căn cứ vào
    Luật Quốc Nội, Trung Quốc chiếm một vùng biển tại Bãi Tứ Chính (Vanguard
    Bank) mà họ gọi là Wanan Bei (Vạn An Bắc) để tự tiện nhượng quyền khai
    thác dầu khí cho hãng Creston. Bãi biển này nằm trong Vùng Đặc Quyền Kinh
    Tế và Thềm Lục Địa Việt Nam cách Biển Lãnh Thổ Việt Nam 190 hải lý
    (Territorial Sea).
    Ngoài ra Bắc Kinh còn khẳng định rằng “các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa
    mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa có quyền được hưởng quy chế Vùng Đặc
    Quyền Kinh Tế (đánh cá) kể cả Vùng Đáy Biển (Seabed)” (để khai thác dầu
    khí).
    Điều này đi ngược lại Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển trong Điều 121:
    “Những đảo, cồn đá, bãi không có thường dân cư ngụ và không thể tự túc về
    kinh tế không được hưởng quy chế Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và Thềm Lục
    Địa”. Những tiểu đảo này chỉ được hưởng quy chế 12 hải lý Biển Lãnh Thổ.
    Năm 1995, Trung Quốc lấn chiếm một số đảo, cồn, đá, bãi tọa lạc tại Thềm
    Lục Địa Phi Luật Tân như Mischief Reef, Half Moon Shoal, Sabina Shoal và
    Jackson Bank. Hành động này đe dọa an ninh toàn vùng Đông Nam Á và cản
    trở sự Tự Do Hàng Hải tại miền thế giới này.
    “Lưỡi Bò Hình Chữ U theo Đường 9 Đoạn” mà Bắc Kinh gọi là “Biển Lịch Sử
    Trung Quốc” chiếm 80% Biển Đông Nam Á, phía đông giáp Phi Luật Tân,
    phía tây giáp Việt Nam và phía nam giáp Mã Lai, điểm xa nhất cách Hoa Lục
    1,100 hải lý (2,000 cây số). Hành động như vậy Trung Quốc coi Biển Đông
    Nam Á là Nội Hải (Internal Waters). Cũng như Đế Quốc La mã trong Thế Kỷ
    Thứ Nhất gọi Địa Trung Hải là “Biển Của Chúng Tôi” (Mare Nostrum/ Our
    Sea).
    Chiếu Điều 57 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển các quốc gia duyên hải
    có đặc quyền đánh cá tại Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý tính từ Biển
    Lãnh Thổ ra khơi.
    Chiếu Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển các quốc gia duyên hải
    có đặc quyền thăm dò và khai thác dầu khí tại Thềm Lục Địa 200 hải lý, hay
    rộng hơn, nếu về mặt địa chất, Thềm Lục Địa là sự tiếp nối tự nhiên của Nền
    Lục Địa (Continental Margin) từ đất liền kéo dài ra ngoài biển.
    Về mặt pháp lý các quốc gia duyên hải đã ký kết hay tham gia Công Ước Liên
    Hiệp Quốc về Luật Biển đương nhiên được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Pháp
    Lý 200 hải lý tính từ Biển Lãnh Thổ ra khơi.
    Chiếu Điều 77 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển các quốc gia duyên hải
    có chủ quyền tuyệt đối tại thềm lục địa để thăm dò và khai thác những tài
    nguyên thiên nhiên. Đây là đặc quyền chuyên hữu theo đó không ai có quyền
    thăm dò và khai thác dầu khí nếu không có sự ưng thuận minh thị của quốc gia
    duyên hải. Đặc quyền này không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm cứ
    hay công bố minh thị của quốc gia duyên hải.
    Điều 81 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển một lần nữa xác nhận chủ
    quyền tuyệt đối và đặc quyền chuyên hữu của quốc gia duyên hải trong việc tự
    mình đứng ra thăm dò và khai thác dầu khí, hay ký khế ước cộng tác với các
    quốc gia đệ tam về những dịch vụ này.
    Chiếu Điều 88 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển“các Vùng Biển Khơi
    (High Seas) chỉ được sử dụng trong những mục tiêu hòa bình”.
    Chiếu Điều 89 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển “các quốc gia duyên
    hải không được xâm chiếm Vùng Biển Khơi (High Seas), và không được coi đó
    là lãnh thổ thuộc chủ quyền của họ”.
    Như vậy tại Biển Đông Nam Á Trung Quốc không có quyền đòi Vùng Biển
    Khơi ngoài hải phận luật định 212 hải lý của họ (gồm 12 hải lý Biển Lãnh Thổ,
    và 200 hải lý Vùng Đặc Quyền Kinh Tế hay Thềm Lục Địa Pháp Lý).
    Ngoài ra, tại Biển Đông Nam Á, Trung Quốc không được hưởng quy chế
    Thềm Lục Địa Địa Chất (Geological Continental Shelf) còn gọi là Thềm Lục
    Địa Mở Rộng quá 200 hải lý (Extended Continental Shelf).
    Vì tại Biển Đông Nam Á, trên kinh tuyến 112 có một rãnh biển sâu tới 2600
    mét tại vỹ tuyến 18 (phía nam Đảo Hải Nam), và một rãnh biển khác tại vỹ
    tuyến 12 sâu tới 4500 mét.
    Như vậy đáy biển Trung Hoa không phải là sự tiếp nối tự nhiên của nền lục địa
    từ đất liền kéo dài ra ngoài biển. Trong trường hợp này, chiếu Điều 76 Khoản
    4 và 6, Trung Hoa không có thềm lục địa địa chất hay thềm lục địa mở rộng
    quá 200 hải lý.
    Bãi Cạn Scarborough Shoal của Phi Luật Tân cách Đảo Hải Nam 560 hải lý,
    và Bãi Tứ Chính (Vanguard Bank) của Việt Nam cách Đảo Hải Nam 780 hải lý,
    là những Vùng Biển Khơi của Trung Quốc (High Seas) nên không thuộc chủ
    quyền lãnh thổ của Trung Quốc chiếu Điều 89 Công Ước Liên Hiệp Quốc về
    Luật Biển.
    Chiếu nguyên tắc “Các Hiệp Ước Quốc Tế Phải Được Tôn Trọng”, Điều 26
    Công Ước Vienna về Luật Hiệp Ước (1969) quy định như sau: “Các Hiệp Ước
    có hiệu lực chấp hành buộc các quốc gia kết ước phải ngay tình thi hành hiệp
    ước”. Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Luật Quốc Tế coi đó là “một nguyên tắc căn
    bản về Luật Hiệp Ước, có lẽ là nguyên tắc quan trọng nhất trong Công Pháp
    Quốc Tế”.
    Chiếu nguyên tắc về “Giá Trị Thượng Tôn của Luật Quốc Tế đối với Luật
    Quốc Nội”, các quốc gia kết ước phải thực sự thi hành những quyền hạn và
    nghĩa vụ trong các hiệp ước và công ước quốc tế. Họ không thể viện dẫn Luật
    Quốc Nội để khước từ thi hành nghĩa vụ của họ trong các hiệp ước và công
    ước quốc tế mà họ đã ký kết hay tham gia.
    Đó chính là trường hợp của Trung Quốc. Sau khi ký Công Ước Liên Hiệp
    Quốc về Luật Biển năm 1982, 10 năm sau, năm 1992, Trung Quốc ban hành
    Luật Quốc Nội Về Biển (Domestic Law of the Sea) để xâm phạm chủ quyền
    lãnh thổ tại các Thềm Lục Địa Việt Nam và Phi Luật Tân, cũng như tại các
    quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Những vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển phải được đệ trình
    Tòa Án Quốc Tế (The Hague) hay các Tòa Án Luật Biển thiết lập trong Công
    Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
    Muốn giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp về thềm lục địa, hải phận hay
    hải đảo, các quốc gia đương tụng phải trước hết tuân hành những phương
    thức ôn hòa như điều đình, hòa giải, thương nghị hay trọng tài.
    Ngoài ra Tòa Án Quốc Tế cũng có thẩm quyền giải thích và áp dụng những
    điều khoản của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển có hiệu lực chấp hành
    từ năm 1994.
    Sự giải quyết tranh chấp bằng những phương pháp ôn hòa như hòa giải,
    thương nghị, trọng tài hay tố tụng sẽ giúp Đông Nam Á khỏi biến thành một
    vùng tranh chấp thường xuyên như Trung Đông (Tây Á). Với việc sử dụng luật
    pháp (Pháp Trị) thay thế việc dùng võ lực (phi pháp), Đông Nam Á sẽ có cơ
    may được hưởng một kỷ nguyên hòa bình, ổn định, hợp tác và phồn thịnh.
    Nhân dịp này chúng tôi thỉnh cầu các Quốc Gia Hội Viên trong Hiệp Hội các
    Quốc Gia Đông Nam Á ra quyết nghị đổi danh xưng Biển Nam Hoa thành Biển
    Đông Nam Á.
    Danh xưng Nam Hải chỉ áp dụng cho Trung Quốc. Đối với Việt Nam nó có tên
    là Việt Nam Đông Hải. Đối với Mã Lai nó là Bắc Hải. Mới đây Chính Phủ Phi
    Luật Tân đã dùng danh xưng Biển Tây của Phi Luật Tân. Đó cũng là đề nghị
    của Hội Luật Gia Việt Nam tại California trong Văn Thư gửi Tổng Thống
    Fidel Ramos ngày 14-7-1995.
    Hơn nữa danh xưng Biển Nam Hoa thường bị ngộ nhận và giải thích xuyên tạc
    là biển của nước Trung Hoa về phía Nam.
    Hãy trả Caesar những gì của Caesar
    Và trả Biển Đông Nam Á cho các Quốc Gia Đông Nam Á
    Chúng tôi xin cám ơn sự quan tâm của Tổng Thống về vấn đề này.
    Kính thư
    Thay mặt Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền
    Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
    Văn Thư này đã được thông tri đến Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham
    Clinton, Thủ Tướng Mã Lai Abdullah Ahmad Badawi và Thủ Tướng Anh David Cameron.
    Hiện nay cả Mã Lai, Ấn Độ vá Úc Đại Lợi đã đứng vào chiến tuyến Bắc Cự Bá
    Quyền.
    Nguyên Bản Anh Ngữ
    Nguyen Huu Thong, Esq.
    President
    Lawyers Committee for People’s Rights
    May 31, 2012
    President Benigno S. Aquino III
    C/o Philippine Consulate General
    447 Sutter Street, Sixth Floor
    San Francisco, CA 94108
    Dear Mr. President:
    On July 14, 1995, on behalf of the California Vietnamese Lawyers
    Association, Inc., I sent President Fidel Ramos of the Philippines a letter to urge
    him to submit the matter of the Southeast Asian Sea conflict to the International
    Tribunal for the Law of the Sea. Today with the recent event at Scarborough
    Shoal located in the Philippine exclusive economic zone and continental shelf,
    I would like to submit for your consideration the Spratly islands and maritime
    zone dispute.
    In April 1956, when the French Navy withdrew from Vietnam after the
    conclusion of the Geneva Accords of 1954, China seized seven Paracel islands.
    The remaining six islands were subsequently seized in January 1974
    following the American pullout from Vietnam pursuant to the Paris Peace Treaty
    of 1973.
    In March 1988, when the Soviets reduced their support to Vietnam,
    China seized seven islands in the Sparkly including the Fiery Cross Reef, the
    Gaven Reef and the Johnson Reef.
    In August 1990, Chinese Prime Minister Li Peng offered to develop the
    whole region jointly with the Southeast Asian countries. However, China meant
    joint development of the entire South China Sea only after its sovereignty over the
    whole maritime area had been recognized.
    In February 1992, China promulgated “The Law of the People’s
    Republic of China on Its Territorial Waters and Their Contiguous Areas”. China
    used to assert that “the islands of the South China Sea have always been Chinese
    territory and China has indisputable sovereignty over them.” For that reason
    China seized at Vanguard Bank a tract called Wanan-Bei that China awarded to
    Crestone. That tract lies on Vietnam’s Exclusive Economic Zone 190 nautical
    miles from its territorial sea.
    Furthermore, China stated that “the Paracel and Spratly islands have
    their own territorial waters or exclusive economic zones that would give China
    access to the seabed”. This allegation goes against Article 121 of the United
    Nations Convention on the Law of the Sea: “Rocks which cannot sustain human
    habitation or economic life of their own shall have no exclusive economic zone or
    continental shelf.” They have only a 12 nautical mile-territorial sea. This
    disposition should apply to all of the Paracel and Spratly islands.
    In 1995, the incidents at Mischief Reef, Half Moon Shoal, Sabina Shoal
    and Jackson Bank on the Philippine continental shelf have threatened the security
    of the area and the freedom of navigation in the Southeast Asian Sea.
    The “U Shaped” area of Nan Hai (South Sea) usually known as “the
    nine dashed line” or “Cow Tongue” claimed by China as its “historic waters”
    encompasses 80% of the Southeast Asian Sea, eastward to the Philippines,
    westward to Vietnam and southward to Malaysia, the farthest spot having a
    distance of 1,100 nautical miles from China. By doing so, China has considered
    the South China Sea as its “internal waters”, the same way that the Roman Empire
    called the Mediterranean Sea “Mare Nostrum” (Our Sea).
    By international law, pursuant to Article 57 of the United Nations
    Convention on the Law of the Sea (LOS Convention), all coastal States have been
    granted exclusive fishing rights in their exclusive economic zones extending 200
    nautical miles from their territorial seas.
    Article 76 of the LOS Convention gives coastal states exclusive rights
    to drill for oil and gas in their continental shelves which comprise the seabed and
    subsoil of the submarine areas that extend throughout the natural prolongation of
    its land territory to the outer edge of the continental margin, or to a distance of 200
    nautical miles from the territorial sea.
    Article 77 of the LOS Convention gives sovereign and exclusive rights
    to the coastal States over the continental shelf:
    The coastal State exercises over the continental shelf sovereign rights
    for the purpose of exploring it and exploiting its natural resources.
    These rights are exclusive in the sense that if the coastal State does not
    explore the continental shelf or exploit its natural resources, no one may undertake
    these activities without the express consent of the coastal State.
    The rights of the coastal State over the continental shelf do not depend
    on occupation, effective or notional, or on any express proclamation.
    Concerning the drilling on the continental shelf, Article 81 of the LOS
    Convention provides that “the coastal State shall have the exclusive right to
    authorize and regulate drilling on the continental shelf for all purposes”.
    Pursuant to Articles 88 and 89 of the LOS Convention “the high seas
    shall be reserved for peaceful purposes. No State may validly purport to subject
    any part of the high seas to its sovereignty”. Therefore, China could not claim its
    sovereignty over the high seas or the open waters of sea beyond the limits of its
    zone of national jurisdiction with its 12 nautical mile-territorial sea and 200
    nautical mile- exclusive economic zone or legal continental shelf. In the Southeast
    Asian Sea (South China Sea) China does not have any geological continental shelf
    extending beyond 200 nautical miles.
    Scarborough Shoal of the Philippines and Vanguard Bank of Vietnam,
    both located over six hundred nautical miles from China, are its high seas.
    The Rule Pacta Sunt Servanda applies for the observance of treaties.
    Article 26 of the Vienna Convention on the Law of Treaties (1969)
    declares that “every treaty in force is binding upon the parties to it and must be
    performed by them in good faith”. The United Nations International Law
    Commission in its commentaries to this rule characterized it as a “fundamental
    principle of the law of treaties, perhaps the most important principle of
    international law”.
    According to the Rule of Supremacy of International Law the rights and
    obligations which a state has by international law are, from the international
    standpoint, superior to any rights or duties it may have under its domestic law.
    Article 27 of the Vienna Convention provides that “a party may not invoke the
    provisions of its internal law as justification for its failure to perform a treaty”.
    That failure to perform would constitute a breach of the international law
    requesting remedies with provisional measures in case the urgency of the situation
    required it.
    Therefore, China should not invoke its domestic Law of the Sea of 1992
    to encroach upon the Vietnamese, Philippine and Malaysian Continental Shelves
    and the whole Spratly and Parcel archipelagoes. These violations of the Law of the
    Sea should be submitted to the International Court of Justice (ICJ) or the
    International Tribunal for the Law of the Sea (ITLOS) for the resolution of
    disputes in case the parties do not reach an agreement by negotiation and
    conciliation. The International Court /Tribunal has jurisdiction over the matters
    relating to the interpretation or application of the LOS Convention.
    The settlement of these disputes by peaceful means such as negotiations,
    arbitrations and judicial proceeds would keep Southeast Asia from becoming
    another Middle East. With the Rule of Law taking the place of the use of force,
    Southeast Asia may soon experience a period of peace, stability, cooperation and
    prosperity.
    I would like to seize this opportunity to propose that you change the
    name South China Sea to Southeast Asian Sea. The appellation of South Sea (Nan
    Hai) is good only for China; the Vietnam East Sea (Vietnam Dong Hai) applies to
    Vietnam. For Malaysia it should be called Malaysia North Sea. The Philippines
    have adopted the correct name of Philippines West Sea in accord with the
    suggestions in my letter of July 14, 1995 to President Fidel Ramos.
    Moreover, the name South China Sea could be interpreted erroneously
    as the Sea of China in the South.
    Let us give to Caesar what belongs to Caesar, and give Southeast Asian
    Sea to the Southeast Asian countries.
    Thank you for your attention to this matter.
    Yours sincerely,
    For the Lawyers Committee For People’s Rights
    NGUYEN HUU THONG, President

    Thích

  7. Các bác bình tĩnh. Đọc bài viết này tôi thấy thằng viết bài này cũng chỉ là thằng trẻ trâu adua theo cái phong trào bài trừ việt nam vốn bị bọn lãnh đạo chúng nó tiêm vào đầu dân chúng nó mà thôi. Nó phân tích hung hăng hiếu chiến của kẻ háo thắng thôi. Dân nó bị mị dân nhiều lắm. Hung hăng võ mồm vậy thôi chứ bắt đi lính đi ra đảo bây giờ chúng nó cũng sợ đái ra quần. Chúng nó tuy bị mị dân nhưng thực sự thì trong tư tưởng sợ chết lắm. Nghe tiếng việt nam lâu rồi. Bọn việt nam đầu gấu lắm đánh bao thằng to xác trên thế giới còn sợ xanh mặt. Nói chi thằng hàng xóm ngàn năm muốn thôn tính mà k dc. Chúng nó cũng tự do tiếp xúc internet cũng báo đài thế giới chúng nó biết thừa ai đúng ai sai. Nhưng vì Sĩ dân tộc lên la ó vậy thôi. Giờ cả thế giới chống lại chúng nó rồi. Bố bảo nó dám đánh

    Thích

  8. Nếu các bạn gửi cho mình đg link hoặc bài tiếng trung thì tốt biết mấy; khi dịch và chẹp tài liệu nên có nguồn và thời gian cụ thể

    Thích

  9. Miệng lưỡi tuyên truyền của Tàu Cộng thật quá thâm hiểm. Bản thân tôi đọc mà còn ngỡ Trường Sa thật sự của Trung Quốc, huống hồ là dân Trung Quốc!!! Tin Trung Quốc chỉ có con đường diệt vong.

    Thích

  10. Pingback: QUẦN ĐẢO NAM SA (Gs Vũ Cao Đàm dịch nguyên bản tiếng Tàu trên báo điện tử Trung Quốc | Chiêu Anh Quán

Bình luận đã được đóng.