GS Ngô Bảo Châu: ‘Cái mà Trung Quốc muốn ở Việt Nam chưa chắc đã là dầu hoả’ 


Nhớ lại năm 1979, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố dạy cho Việt Nam một bài học. Trong bối cảnh hiện tại, chúng ta phải cố mà nhớ ra bài học của họ Đặng.

Bài học ấy diễn đạt bình dân thì đơn giản thế này: Chúng tao đánh mày đấy, xem thằng đồng minh Liên xô có nhúc nhích một ngón tay để ứng cứu mày hay không? Chính vì vậy mà Đặng chỉ tấn công Việt Nam sau khi có thông tin tình báo của Mỹ khẳng định Liên Xô mệt lắm rồi, Liên Xô sẽ không động đậy dù chỉ là một ngón tay út.

Lần này, xem xét qua vụ Syria, vụ Crimea thì thấy nước Mỹ của Obama cũng mệt rồi. Cái ông Obama ấy sẽ chẳng làm gì hơn là thực hiện phép biện chứng về xoay trục, xoay đi xoay lại vẫn thế. Rõ ràng đây là thời điểm lý tưởng để Trung Quốc nhắc lại cho Việt Nam bài học của Đặng. Sẽ chẳng có ai nhúc nhích một ngón tay út để bảo vệ nước Việt đâu.

Nỗi ám ảnh thường trực của Trung Quốc không phải là thiếu dầu. Nỗi ám ảnh của Trung Quốc là bị Mỹ và đồng minh của Mỹ bủa vây đường ra biển.

Cái mà Trung Quốc muốn ở Việt Nam chưa chắc đã là dầu hoả, mà là sự thần phục vô điều kiện, là Việt Nam quay lưng hoàn toàn với Mỹ để Trung Quốc có thể tự tung tự tác trên Biển Đông.

Chúng ta định thần lại một chút và cần nhắc nhở ông bạn vàng rằng ông ấy cần sự hợp tác của chúng ta để đảm bảo sự lưu thông hàng hải bình thường ở biển Đông. Dù cho hải quân Trung quốc có trang bị tối tân hơn Hải quân Việt nam, nếu xảy ra xung đột, lưu thông hàng hải sẽ bị ảnh hưởng. Trong trường hợp đó, kinh tế Trung quốc có thể sẽ phải trả giá.

Ngô Bảo Châu

Một suy nghĩ 38 thoughts on “GS Ngô Bảo Châu: ‘Cái mà Trung Quốc muốn ở Việt Nam chưa chắc đã là dầu hoả’ 

  1. Chính xác, đúng là giáo sư Ngô. Mỗi ngày Việt Nam bắn một vài quả mà chưa biết bắn vào đâu, lúc nào thì không chiếc tàu hàng nào giám đi qua BĐ

    Thích

  2. Nhầm hoàn toàn, thưa GS NBC. GS hãy đọc trích đoạn sau:

    Để biểu thị sự ủng hộ đối với Việt Nam và buộc Trung Quốc phải chuyển một phần lực lượng quân đội, 6 quân khu Liên Xô luôn được đặt trong tình trạng báo động và sẵn sàng chiến đấu. Một cuộc biểu dương lực lượng khổng lồ đã được Liên Xô tổ chức từ đầu tháng 3/1979. Trong giai đoạn từ ngày 12 đến 26/3 (với mục đích tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc do những hành động gây chiến chống lại nước láng giềng) theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên xô, trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ Mông Cổ và trên biển Thái bình dương tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật. Trong cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử quân sự có sử dụng lực lượng của 29 sư đoàn bộ binh cơ giới với số quân lên đến 250.000 quân nhân, 2.600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến hạm. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ukraine và Belarus cũng được chuyển đến miền đông Liên Xô, trong đó có một sư đoàn ở Mông Cổ, trên sân bay trọng yếu chỉ cách Bắc Kinh 1,5 giờ bay.

    Những đợt diễn tập lớn nhất được thực hiện tại Mông Cổ, trong diễn tập có sự tham gia của 6 sư đoàn Bộ binh Cơ giới và Tăng thiết giáp, 3 trong số các đơn vị được điều động từ Siberia và Zabaikalia. Ngoài ra trên lãnh thổ Mông Cổ tham gia diễn tập có 2 lữ đoàn, 3 sư đoàn không quân chiến trường, các đơn vị và phân đội đặc chủng tăng cường. Ngoài ra, cũng trong giai đoạn đó, đồng thời tiến hành các hoạt động diễn tập thực binh của các lực lượng trên vùng Viễn Đông và Đông Kazakhstan, có sự tham gia của các đơn vị binh chủng hợp thành và các đơn vị không quân, phối hợp với lực lượng Biên phòng…

    Trong khuôn khổ chương trình diễn tập và vận chuyển khí tài chiến đấu trong không đầy một tháng đã tiến hành cơ động 20.000 quân nhân của lực lượng vũ trang Việt Nam, hơn 1.000 đơn vị trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh.

    Trữ lượng dầu, tiêu hao trong thời gian thực hiện các hoạt động diễn tập và giúp đỡ Việt nam, Bộ quốc phòng Liên Xô thời bấy giờ đã phải phục hồi lại dự trữ trong vòng hai năm.

    Theo Sputnik, khi nhận được các thông tin đầu tiên về ý định tấn công Việt Nam của Trung Quốc, Hải quân Liên Xô đã điều các tàu tuần dương và tàu khu trục tới Biển Đông. Ngay sau khi cuộc tấn công xảy ra, ngoài khơi đã tập trung 13 tàu của Liên Xô. Đến đầu tháng Ba, quân số tàu chiến Liên Xô trên Biển Đông lên tới 30 chiếc. 

    Kết quả sự hiện diện của tàu Liên Xô là 300 tàu Hải quân Trung Quốc đã không có cơ hội để tham gia vào cuộc tấn công Việt Nam. Ngoài ra, các tàu của Liên Xô đảm bảo việc chuyển hàng an toàn cho Việt Nam. Chỉ riêng ở Hải Phòng, đã có 20 tàu chở hàng và dầu từ Liên Xô được bốc dỡ. Cùng với đó, thuỷ thủ Liên Xô đã đối phó với các tàu chiến Mỹ. Ngày 25/2/1979, các tàu Mỹ đã đỗ thành chuỗi ngoài khơi bờ biển Việt Nam, mà theo người Mỹ lúc bấy giờ gọi là “để kiểm soát tình hình”.  

    Để ngăn tàu Mỹ không tới được khu vực hoạt động chiến sự, tàu ngầm Liên Xô đã chặn các ngả đường tiếp cận của tàu Mỹ. Tàu Liên Xô đã tạo ra một rào cản trên biển mà tàu Mỹ đã không dám vượt qua và đến ngày 6/3 thì rút hết khỏi Biển Đông.

    Sputnik trích dẫn lời cố vấn quân sự Liên Xô, Đại tá Gennady Ivanov kể lại: “Sáng ngày 19/2/1979, một nhóm cố vấn quân sự Liên Xô gồm các vị tướng giàu kinh nghiệm nhất, đứng đầu là tướng Gennady Obaturov đã bay đến Hà Nội. Ngay khi vừa đến nơi, một cuộc họp với Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã được tổ chức, sau đó chúng tôi đã lên tuyến đầu, nơi bộ đội Việt Nam đang chiến đấu”.

    Tổng bí thư Lê Duẩn tán thành đề xuất của ông Obaturov dùng máy bay Liên Xô đưa những quân đoàn tinh nhuệ nhất từ Campuchia về mặt trận biên giới phía Bắc. Hơn nữa, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn còn chỉ thị cho các chỉ huy quân sự của Việt Nam, trước khi đưa ra bất cứ quyết định gì, phải thống nhất với các cố vấn quân sự Liên Xô. Rất đáng tiếc là về phía các chuyên gia quân sự Liên Xô đã không tránh khỏi tổn thất. Khi hạ cánh tại Đà Nẵng, máy bay vận tải Liên Xô gặp sự cố, 6 sĩ quan Liên Xô đã hy sinh.

    Tướng Obaturov cũng đã báo cáo cho lãnh đạo Liên Xô về việc phải khẩn cấp chuyển đến cho Việt Nam những thiết bị và vũ khí cần thiết để đẩy lùi các cuộc tấn công của Trung Quốc. Tất cả yêu cầu được đáp ứng nhanh chóng. Máy bay vận tải quân sự của Liên Xô đã chuyển cho Việt Nam nhiều tên lửa “Grad”, thiết bị cho các đơn vị tình báo điện tử, cùng các phương tiện hỗ trợ chiến đấu khác.

    Thích

    • Chính xác, tuy nhiên có thừa và có thiếu, thừa thì tự mọi người tìm hiểu và loại đi, còn thiếu là chi tiết Liên Xô tuyên bố sẽ tấn công Trung Quốc nếu vẫn tiếp tục tiến công xuống Hà Nội, đồng thời tiến hành rải quân dọc biên giới giáp với Tây Tạng. Mặt khác hỗ trợ hậu cần, trang bị, kỹ thuật cho các tổ đặc nhiệm QĐ Việt Nam tiến du kích thâm nhập Bắc Kinh với tuyên bố ngầm của Liên Xô rằng nếu TQ tiếp tục thì có thể thành Bắc Kinh sẽ bị nổ tung …

      Thích

      • Trích đoạn khác về sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Liên xô trong cuộc chiến tranh Biên Giới 1979:

        Sáng sớm ngày 17.2.1979, các cuộc tấn công đã đồng loạt diễn ra tại 26 điểm trên toàn tuyến biên giới phía Bắc dài 1460 km của Việt Nam. Ngày 19.2 các phương tiện thông tin công bố bản “Tuyên bố của Chính phủ Liên Xô” thứ nhất. Trong có đoạn viết: “Nhân dân Việt Nam anh hùng lại một lần nữa trở thành nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược mới, nhưng quân và dân Việt Nam có đủ sức mạnh và ý chí để đánh bại kẻ thù xâm lược, hơn nữa, nhân dân Việt Nam có những người bạn thủy chung và là chỗ dựa vững chắc cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện đầy đủ những điều khoản cam kết được ghi trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Việt Nam. Liên bang Xô Viết kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa chống nhân dân Việt Nam và lập tức rút quân khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

        Trước thực trạng nhân dân Việt Nam một lần nữa phải chịu đựng những tổn thất, mất mát và sự tàn khốc của chiến tranh xâm lược, Liên Xô hoàn toàn không có ý định bỏ qua những trách nhiệm đã được cam kết. Tại Việt Nam, các chuyên gia và cố vấn lập tức tham gia vào những hoạt động quân sự cùng với những người đồng chí Việt Nam. Từ phía Liên Xô, các lực lượng cố vấn và chuyên gia quân sự được tăng cường. Một cầu hàng không được thiết lập từ Liên Xô đến Việt Nam. Ngày 19.2.1979, một đội chuyên gia kỹ chiến thuật binh chủng và cố vấn quân sự của tất cả các quân binh chủng đứng đầu là đại tướng G.Obaturovym.

        Đội chuyên gia và cố vấn có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ và cố vấn cho các cán bộ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong tình huống phức tạp của chiến trường. Nhóm chuyên gia của Trung tướng M.Vorobevy nhận nhiệm vụ cố vấn cho bộ tư lệnh lực lượng Phòng không – Không quân. Đại tướng G.Obaturovym làm cố vấn cho Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Việt Nam Lê Trọng Tấn và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Văn Tiến Dũng đã tiến hành đồng thời nghiên cứu chi tiết tình hình. Sau chuyến đi khẩn cấp thị sát chiến trường. Bộ tổng tham mưu đã đề xuất lãnh đạo cho phép điều động một quân đoàn từ Campuchia về hướng Lạng Sơn, điều động một tiểu đoàn pháo phản lực BM-21, vũ khí vừa được đưa sang từ Liên Xô. Đồng thời tổ chức và huy động lại các đơn vị và các phân đội, biên chế lại một sư đoàn vừa rút ra khỏi vòng vây, tiến hành các hoạt động tác chiến vào sâu trong hậu phương địch.

        Trong chiến thắng của quân và dân Việt Nam năm 1979, có sự đóng góp không nhỏ của các cố vấn, chuyên gia kỹ thuật quân binh chủng và một bộ phận các cán bộ chiến sĩ quân đội Liên Xô. Các phi công của phi đoàn máy bay vận tải An- 12 đã tiến hành không vận toàn bộ một quân đoàn từ Campuchia về Lạng Sơn. Hoạt động đặc biệt năng động và sáng tạo là lực lượng chuyên gia thông tin liên lạc của đoàn cố vấn (biên chế có 120 người từ năm 1978 và 68 người được đưa sang ngay khi cuộc xung đột nổ ra), một bộ phận thông tin liên lạc đi cùng với các cố vấn chiến trường, thực hiện nhiệm vụ ngay trong vùng chiến sự. Tháng 3/1979, đoàn cố vấn quân sự Liên Xô chịu một tổn thất không nhỏ, chiếc máy bay của hàng không Việt Nam An-24 khi hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng đã gặp phải sự cố, 6 phi công – huấn luyện viên và thiếu tướng không quân Malyh hy sinh.

        Liên Xô đồng thời cũng tiến hành những hoạt động nhằm chấm dứt chiến tranh tại Liên Hiệp Quốc, đại diện chính thức của Liên bang Xô Viết đưa ra yêu cầu đòi xét xử kẻ xâm lược. Ngày 22.2/1979, Tùy viên quân sự Liên Xô tại Việt Nam cảnh cáo: “Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện những điều khoản đã ký kết Trong Hiệp định hợp tác, đoàn kết hữu nghị và tương trợ lẫn nhau (trong cả lĩnh vực quân sự) đã được ký với Việt Nam. Nhưng thời điểm đó, xung đột vẫn có thể giới hạn được, Liên Xô cũng không muốn có một cuộc chiến tranh lớn.

        Phía phát động chiến tranh xâm lược cũng được cảnh báo trước một điều đã rõ ràng, nếu quân đội của họ không rút khỏi Việt Nam, họ sẽ phải chiến đấu trên hai mặt trận. Tờ thời báo “Times” vào tháng 3.1979 đã viết: “Cho đến khi quân đội Việt Nam vẫn giữ vững mặt trận, Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh trên mặt trận tuyên truyền. Nguy hiểm nằm ở chỗ, nếu nước láng giềng tiếp tục chiến tranh, tấn công Hà Nội và Hải Phòng, hoặc duy trì quân đội của mình trên vùng đất chiếm được. Liên Xô, để thể hiện sự kiên quyết và sức mạnh trước toàn thế giới, giữ lời cam kết với đồng minh, sẽ tham gia giải quyết xung đột.

        Trong trường hợp này, những hành động quân sự nào Liên Xô sẽ thực hiện trong thời điểm ban đầu? Các chuyên gia quân sự cho rằng, có quá nhiều sự lựa chọn hiệu quả. Liên Xô có thể tiếp tục tăng cường và tăng cường hơn nữa viện trợ quân sự cho Việt Nam, tăng cường hơn nữa cố vấn và các chuyên gia quân sự hoặc trực tiếp tiến hành các hành động vũ trang. Viễn cảnh đáng lo ngại nhất là những hành động quân sự mà Liên Xô có thể triển khai trên chiều dài 4.500 km đường biên giới Xô – Trung, nơi có 44 sư đoàn sẵn sàng chiến đấu đang đóng quân. Quân đội Liên Xô có thể xuất hiện trên vùng đồng bằng tuyết phủ của Tân Cương, có khả năng tấn công vào Mãn Châu – trung tâm công nghiệp nặng của Trung Quốc. Như một mục tiêu xa hơn cho “ngày tận thế” theo cách gọi của các chuyên gia là mục tiêu các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc ở vùng hồ muối Lop Nor (mục tiêu này dường như thích hợp hơn cả trong sự đánh giá của quân đội Liên Xô)” .

        Bản tuyên bố của Liên bang Xô Viết lập tức gắn liền cùng với hành động biểu dương sức mạnh. Các đơn vị tên lửa chiến thuật, các sư đoàn đang đóng quân dọc biên giới Xô – Trung đều được chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu số 1. Tập đoàn quân có trong biên chế 250.000 quân nhân với sự yểm trợ của không quân chiến thuật bắt đầu tập trung triển khai lực lượng dọc các tuyến biên giới. Những ý đồ tác chiến thật sự nghiêm túc được ông Eugene, lúc đó là đại đội trưởng đại đội 8 Trung đoàn lính thủy đánh bộ số 390 miêu tả lại: Vào tháng 2-3.1979, đã triển khai và biên chế trung đoàn 390 Lính thủy đánh bộ thuộc biên chế sư đoàn 55 Lính thủy đánh bộ trong trạng thái có chiến tranh, gắn liền với sự kiện tấn công Việt Nam.

        Sư đoàn đã thực hiện nhiệm vụ diễn tập chiến thuật trên biên giới với Trung Quốc trong đó có nội dung đổ bộ đường biển, tiến hành các cuộc diễn tập cấp tiểu đoàn có sử dụng đạn thật. Đối với Trung Quốc, điều đó hoàn toàn không bất ngờ, thực tế, người Trung Quốc không hề muốn thử nghiệm tính nghiêm túc của sự việc đang diễn ra và những ý đồ tác chiến của quân đội Liên Xô. Tránh đối đầu, Trung Quốc đã tự cho rằng, mục đích cuộc chiến tranh đã đạt được. Ngày 5.3.1979, Bắc Kinh tuyên bố rút quân hoàn toàn.

        Rất nhiều ý kiến, khi đánh giá cuộc chiến tranh biên giới đã khẳng định, PLA trong lĩnh vực tác chiến trên thực tế chiến trường đã phơi bày những điểm yếu của mình, đồng thời cũng nói nhiều về chiến thắng của Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao đối với Liên Xô. Không ít ý kiến chỉ trích dường như Liên Xô đã không giúp đỡ được đồng minh của mình, CCCP trên thực tế chỉ là “chú gấu trắng bằng giấy”, những suy diễn này chủ yếu dựa trên cơ sở thực tế, tại sao Liên Xô không tấn công vào biên giới của Trung Quốc, nhưng rõ ràng những suy luận đó thuần túy mang tính cực đoan.

        Trên thực tế, một phần nhờ lập trường kiên quyết và cứng rắn của Liên Xô cùng với ý chí kiên cường, lòng dũng cảm và năng lực chiến đấu mạnh mẽ của quân đội và nhân dân Việt Nam đã chặn đứng âm mưu tiến hành cuộc xung đột biên giới kéo dài, buộc kẻ địch phải rút quân mà không đạt được những mục đích đề ra. Quân đội Việt Nam tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng một đất nước Campuchia dân chủ. Mục đích xóa bỏ những vùng đất thuộc Liên bang Xô Viết trên tuyến biên giới Trung – Xô và khẳng định vị thế của Trung Quốc ở châu Á không thành công. Ngoài ra, Việt Nam đã triển khai hàng loạt những hoạt động ngoại giao trên trường thế giới nhằm phá thế bao vây cô lập và đã giành được sự ủng hộ nhất định. Liên bang Xô Viết, từ cuộc phiên lưu chiến tranh biên giới của Trung Quốc đã mở rộng sự hiển diện quân sự của mình trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xây dựng các căn cứ quân sự và tăng cường viện trợ cho các đồng minh của mình. 

        Thích

    • Bạn mới là người nhầm: Giaos sư Châu chỉ nói đại ý là Đặng cho tấn công Việt Nam khi tin là Liên Xô không can thiệp chứ không nói là khi cuộc chiến nổ ra họ không can thiệp

      Thích

    • Đọc những thông tin này, nhiều người Việt bất ngờ, vì nhiều người trong đó có GS trẻ tuổi Ngô Bảo Châu, vẫn cho rằng Liên Xô đứng ngoài cuộc khi Đặng Tiểu Bình hô hào tấn công trên hầu hết các tỉnh có biên giới với Trung Quốc. Lỗi này do lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ko cho dân biết những sự thật. Còn ngày nay Mỹ, Nga, liên minh châu Âu, cụ thể là NATO có hành động khẩn cấp hay ko, khi TQ lại muốn dùng sức mạnh quân sự để tấn công VN?. Mỹ và Nga chưa mệt đâu, GS trẻ NBC ạ.Mỹ đã có nhiều hành động cụ thể trên biển Đông với người đông minh Philipin rồi. Dư luận thế giới đã cho thấy, Mỹ và châu Âu phản đối hành vi kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu. Vấn đề hôm nay là giàn lãnh đạo VN còn đang lừng khừng, chưa có thái độ dứt khoát là bạn hay thù với TQ. Phần đông người Việt đang sôi máu với lũ giặc Tàu, nhất là mấy hôm rồi nghe tin tàu sắt của ngư dân TQ đâm chìm tàu gỗ của ngu dân Việt ở Hoàng Sa.

      Thích

    • Hãng tin Sputnik hồi tháng 1/2015 từng đăng tải bài viết về vai trò của Liên Xô trong chiến tranh biên giới Việt – Trung nhân dịp kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga – Việt Nam. Bài bình luận của tác giả Aleksei Lensov nói về những viện trợ của Moscow dành cho Hà Nội trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc khi Trung Quốc mở cuộc tấn công vào biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979. Ông viết: “Đó là cuộc tấn công mạnh mẽ nhất từ phía Bắc trong vòng hơn hai thiên niên kỷ, với lực lượng thực hiện lên đến 600.000 người”.

      Sputnik nhận định, tất cả điều này đã xác định kết quả cuộc chiến tranh, trong đó vai trò quyết định tất nhiên thuộc về lực lượng vũ trang anh hùng của Việt Nam. Ngày 5/3/1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Ngày 18/3, chiến sự hoàn toàn chấm dứt. Cuộc tấn công mạnh mẽ nhất của Trung Quốc vào Việt Nam trở thành cuộc tấn công có thời gian ngắn nhất.

      Thích

  3. Từ trước đến giờ chúng ta đánh giặc không phải từ sự trợ giúp từ bên ngoài, hãy nhớ lại các cuộc kháng chiến của ta xem: Từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đến chiến thắng Điện Biên Phủ và đặc biệt giải phóng miền nam năm 1975 đều do sự tự cường của chúng ta mà nên cả. Do đó giáo sư nói năm 1979 Trung Quốc đánh ta vì Liên Xô mệt mỏi là không có căn cứ. Vì sao ư? Vì dã tâm của Trung Quốc là muốn cướp nước ta, nhưng không có cơ sở để đánh ta do đó đã viện trợ và xúi dục bọn Pol Pot đánh chiếm các tỉnh miền Tây nam của nước ta vì bảo vệ chủ quyền ta đã đánh lại, đây là cái cớ để Đặng Tiểu Bình rêu rao với thế giới là Việt Nam xâm lược Campuchia và giặc Tàu nghĩ rằng chúng ta dồn quân qua Tây nam thì miền Bắc sẽ yếu đi, là cơ hội ngàn năm có một để xâm lược Việt Nam. Mong giáo sư đọc lại lịch sử dùm.

    Thích

    • Tự cường á, chiến thắng đbp mà k có chuyên gia tq sang với cả viện trợ của tq thì Việt Nam có mà tan xác, nói thật tướng giáp và ông hồ cũng chỉ nghe lệnh của tq mà thôi

      Thích

      • Trung quốc mà giỏi và nhìn xa như vậy thì đã không bị Anh thôn tính rồi bạn nhé, Thời điểm 1945-1954 Trung Quốc có tuồn vật chất cho Việt Nam đó cũng là cách phòng ngự từ xa thôi, thân bạn!

        Thích

  4. “Nó” muốn gì thì mọi người đều đã rõ: Ko chỉ là dầu mỏ, ko chỉ là sự “tâm phục khẩu phục”. “Nó” là loại “thích đủ thứ”, khỏi bàn! Để đối phó với cái “muốn” của nó, các nhà lãnh đạo đất nước đang phải tính toán, cân nhắc, xem xét mọi nhẽ. Tôi chắc Lãnh đạo đất nước sẽ tìm ra những giải pháp phù hợp nhất. Ở cương vị mỗi người dân như chúng ta, do ko đủ thông tin, chẳng cần phải đoán già đoán non “nó” muốn gì! Nếu cá nhân có thích đoán thì hãy tự giành kết quả đoán ấy cho chính mình, đừng đưa cái “đoán” ấy ra công chúng thông qua ảnh hưởng cá nhân của mình! Hãy làm tốt và thật tốt phận sự của mình và nếu có đk thì hãy tốt (làm việc tử tế ấy!) với xã hội!

    Thích

  5. Thưa ông cụ non NBC! Nếu Tàu Khựa không vì dầu hoả và các tài nguyên trên biển Đông, không vì muốn độc chiếm biển Đông để làm chủ con đường vận tải huyết mạch của cả thế giới, thì vì lẽ gì?. Từ trước tới nay tàu bè của TQ cùng với nhiều nước vẫn tự do đi lại trên biển Đông, có ai ngăn cản đâu?

    Thích

  6. 1. Năm 79 Liên Xô không làm gì —> sự thật là họ đã chuyển quân giúp ta từ chiến trường Tây Nam ( bem nhau với Cam ) về biên giới phía Bắc. Họ tập trận với quy mô lớn ngay sát biên giới TQ gây áp lực không hề nhỏ. –> còn mong đợi gì hơn ở một người bạn? Ý anh Trâu là Nga phải bem nhau với TQ thay VN thì mới gọi là ” làm gì” – XL anh, bảo vệ nồi cơm của anh, vợ con anh trước hết phải chính là anh chứ không phải là thằng bạn hay bất kỳ thằng nào khác.
    2. Việt Nam không có tư tưởng hóng chờ kẻ khác bảo vệ giùm. Nên anh nêu Obama với Mỹ vào với cái ý “Mỹ sẽ chẳng ra tay đâu ” lại càng thừa. Và Mỹ nó cũng không ngu đi đổ máu thay người Việt. Giao thương Mỹ – Trung lớn hơn nhiều, – đơn giản thôi 90 triệu dân không thể mang lại lợi lớn như 1,3 tỉ dân được.
    3. Đừng ảo tưởng quá vào sức mạnh của giao thông đường biển. Khi mà có chiến sự với VN – cứ cho rằng VN đủ sức khống chế tuyến giao thương hàng hải qua biển Đông, làm TQ không thở được , cứ cho là ngon lành thế đi – Thì rất nhanh thôi ngả giao thương từ Ấn Độ Dương xuyên qua Myanmar sẽ được khai thông bằng vài động tác quan hệ ngoại giao. Dĩ nhiên ai cũng biết nó không thể bằng đường biển, nhưng chiến tranh mà. Và chả lẽ TQ phải trả giá còn VN thì không phải trả giá?

    Thích

  7. Thực tế trong ngoại giao phải có cương có nhu. Cương quá thì nổ ra chiến tranh dẫn đến cả hai bên đều thiệt hại. Nhu quá thì đối phương càng lấn tới. Ở thế hệ chúng tôi, mọi người đều biết rõ có sự chống đối nhau quyết liệt trên mặt trận tư tưởng giữa Liên Xô và Trung quốc như giữa giáo điều và xét lại, chiến tranh trên tuyến biên giới giữa hai nước, trong lúc này cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của chúng ta đang ở giai đoạn ác liệt nhất của chiến tranh. Bác Hồ đã chèo lái con thuyền Việt Nam qua sóng to, bão lớn giữa hai nước này để tranh thủ được sự ủng hộ của cả hai cho mục đích chống Mỹ để thống nhất đất nước. Hoà bình và hữu nghị là mục tiêu tối thượng để có cơ hội xay dựng đất nước, nhưng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng với mọi người dân. Giải bài toán này phụ thuộc tầm nhìn của những người lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết sách xử lý tình huống. Trong vấn đề biển Đông, để giải quyết một cách hoà bình các tranh chấp, trước hết theo tôi VN cần giải quyết tốt các tranh chấp chồng lấn chủ quyền biển đảo với Phi líp phin, Malaisia, Bruney và thống nhất cùng các nước này trong việc giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay là vô cùng thuận lợi vì đã có phán quyết của toà trọng tài quốc tế. Về Hoàng Sa chúng ta phải phải sử dụng mọi cách thức để đàm phán với Trung Quốc, vạch rõ cho Trung Quốc biết việc Trung quốc sử dụng vũ lực để chiếm các đảo đang thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt nam Cộng hoà là phi pháp và nói rõ với phía Trung quốc nếu không giải quyết được thì buộc Việt Nam phải khởi kiện về hành vi sử dụng vũ lực để xâm chiếm các đảo của Việt Nam.
    Còn khi chiến tranh nổ ra thì cả hai bên đều thiệt hại, con đường vận chuyển hàng hoá của công xưởng thế giới liệu có còn Thông suốt không? Thương mại của Trung Quóc qua con đường này có thể len tới hàng nghìn tỷ USD, còn của Việt Nam chỉ là con số ít ỏi so với Trung Quốc. Không chỉ Trung Quốc, con đường thương mại ước tính trên 5000 tỷ USD của nhiều nước khác cũng bị tắc nghẽn. Vì vậy Việt Nam chúng ta luôn muốn hoà bình nhưng cũng không sợ bất cứ điều gì có thể bắt chúng ta cúi đầu và hạ thấp phẩm giá của mình.
    Hiện nay thương mại giữa VN và TQ len tới hơn 60 tỷ USD trong khi VN luôn nhập siêu từ TQ. Chắc những người lãnh đạo lãnh đạo TQ quá hiểu điều này khi muốn dạy cho VN bài học vì họ sẽ được gì và mất gì, được nhiều hơn mất hay mất lại quá nhiều hơn được. Và khi tranh chấp nổ ra chắc đâu họ sẽ giữ được các đảo họ đã chiếm được của ta ở Hoàng Sa và Trường Sa. Thế và lực của chúng ta đã khác, chúng ta không còn bị cô lập như những năm 80 chỉ có thể dựa vào Liên Xô, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí và kéo theo phương Tây cũng không bị ảnh hương của lệnh cấm vận này. Chúng ta có thể nhận được viện trợ vũ khí của nhiều nước hoặc mua chịu.
    Việt Nam chúng ta luôn tự lực tự cường. Một dan tộc ở Châu Á đầu tiên đã bắt sống hàng vạn những người lính tinh Nhuệ của quân đội Pháp được trang bị đến tận chân răng và được sự giúp đỡ tối đa của cường quốc số một thế giới là Mỹ.
    Chúng ta có quyền tự hào về điều này.

    Thích

  8. Tôi chắc chắn với mọi người trong lòng người dân Việt Nam chưa bao giờ coi thằng trung quốc là bạn vàng cả,chỉ có tụi nha nuoc mới coi tui nó là bạn vàng thôi

    Thích

  9. Có điều này có thể nhiều người không biết ! Sau sự kiện Trung quốc xâm lược Việt nam và bị đánh đuổi thất bại ê chề, thì tháng 8/1979 Liên xô có tổ chức một cuộc liên hoan thanh niên hai nước Việt Xô tại thủ đô của cộng hoà Kazacstan.Chính tổng bí thư đảng CS Liên Xô lúc bấy giờ đã gửi thư chúc mừng thắng lợi của Việt nam và nói Liên Xô luôn bên cạnh Việt nam.Đến Liên Xô thời điểm đó mới thấy hết được chính phủ Liên Xô đã tuyên truyền cho người dân về cuộc xâm lược Việt nam của bè lũ Đặng Tiểu Bình hiếu chiến, dã man tàn bạo,tới mức người dân Liên xô nhất là người dân Kazacstan đã dành những tình cảm đặc biệt cho đoàn Việt nam.Đi đến đâu từ người trẻ đến người già đểu hỏi duy nhất hai câu ( mày có tham gia chiến đấu không và mày đã giết được bao nhiêu thằng ki tai tức lính Trung quốc ) và tỏ ra rất phấn khích khi được biết những người trong đoàn Việt nam có người đã tiêu diệt được nhiều tên lính Trung quốc xâm lược.Nếu không có được sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô lúc đó với rất nhiều dàn hoả pháo Kachiusa H2 đưa lên áp sát biên giới làm Trung quốc hoảng sợ thì chưa chắc chúng đã rút chạy khỏi Viêt nam.Đừng phủ nhận sự giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Liên xô nếu chưa thực sự biết hết những gì thời điểm đó.Chính sự bưng bít giấu diếm thông tin cả tốt lẫn xấu của chế độ độc đảng coi thường nhân dân nên mọi người mới ù ù cạc cạc nhất là những người không được trực tiếp chứng kiến và biết được những gì là sự thật đã xảy ra.Vì thế cho nên mới có những đánh giá thiếu chính xác và khách quan.Là người được hoà mình trong giai đoạn đó,cho phép tôi được góp chút cảm nhận và suy nghĩ của mình.

    Thích

  10. Thật càng ngaỳ càng rõ ràng ý tưởng thâm đôc cuả đảng lãnh đaọ CSTQ mà moi người :
    Mông̣ chiếm hưũ và làm bá chủ cả vùng Đông nam Á và bon nó có chiêń lược đi từng phần môṭ 1.Chiếm Tây Tang+nguồn nước ngọt từ thượng nguồn đổ xuống, xây dựng nhiều đập nước để không chế các nước dưới nguôǹ, nguyên 1 đòn naỳ đã làm vn lao đao cũng như 2 nước bạn Camphuchia+Laò hiên nay, và bon CSTQ đã thực hiên thành công, kế tiếp là chiếm hưũ đất đai và những biển đaỏ doc̣ vn bằng moi giá. như hiên nay ai cũng biết với đường lưỡi bò lêú laó cuả CSTQ, vì taì nguyên, khí đốt, tôm cá,khoanǵ san̉ dôì daò trong vùng và đường biển qua, lai thương mai trong vùng sẽ nằm trong tay kiêm̉ soát cuả CSTQ, haỹ nhìn bản đồ vn là thấy ngay sao CSTQ cần chiêḿ vn bằng moi giá, khi có thêm đất đai là vn<chứ nó o câǹ dân vn đâu,điêu đó thấy rõ là bon nó ngot ngaò mua chuộc lãng đaọ cùng là anh em có cùng chủ nghiã là ĐCSVN đông̀ thời đâù độc dân vn băng̀ thực phâm̉ hư thôí, cùng thu gom tất cả thực phâm̉ sacḥ,tốt cuả vn về nước> Khi boṇ CSTQ thâu tóm đươc vn thì có đât, có taì nguyên giâù có trong vùng ĐNÁ., và khi giâù có cùng bành trướng đất đai, ai dám đánh cược là mông bá chủ,đôǹg hoá cuả ĐCSTQ o tiếp tục với những quốc gia câṇ kề nó.
    Tóm laị, đó là đảng CSTQ muốn, và hiệt taị thì ĐCSTQ rất cần đất đai, biển,đảo cuả vn, nên nhớ là họ không cần dân việt, để lao đông ư?.. ha, ha khi họ đang có cả triêu triêu dân đang thất nghiêp đó là bước ĐCSTQ đang gấp rút thưc hiên.

    Thích

  11. Theo các bac thi LX tốt nhi! ‘giúp’ a? Tu sau 1975 LX ( Va Sau nay la Nga) qua doi nợ lien tuc vay sao gọi la giúp? cho vay vu khi thi co!
    – Theo các bác thi LX tốt’ lam vay hay nho ho giúp đi!?! xem sao! Vo mộng ngay thoi ma

    Thích

  12. Khôn thì sống, mống thì chết. Vâng, chúng ta anh hùng nhưng tôi vẫn tự hỏi liệu có cách nào lái bánh xe lịch sử theo hướng khác hay không? Bí thư Nguyễn Bá Thanh từng nói nếu Bác Hồ còn sống thì cuộc chiến 1979 có thể tránh được. Còn nhiều thời điểm khác trong lịch sử xa xăm khi dân tộc ta đứng trước khúc rẽ định mệnh nhưng có vẻ ta đã chọn sai. Có nhiều cơ hội làm dân tộc ta cất cánh nhưng đều bị bỏ qua. Chúng ta có những nhà tư tưởng lớn, có học thuyết giống với Thoát Á Luận của người Nhật nhưng đều bị dập tắt. Ta chỉ biết từ trách ta mà thôi.

    Thích

  13. Hồi đó mà Liên Xô đánh xuống, Việt Nam đánh lên, anh Mỹ ngồi yên thì gần như hôm nay không còn Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Thằng Trung Quốc nó cứ bắt nạt được ai nó cứ bắt nạt chứ có cái đếch gì. Giờ mà chiến trang toàn diện với Việt Nam xem, ngay nội bộ trong nước đầy nơi sẽ nổi dậy lập nên nhà nước khác ngay, TQ như khối thuốc nổ rồi chỉ chờ ngòi nổ nữa thôi.

    Thích

    • Có bạn hỏi: sao có huân chương … chống Pháp- chống Mỹ?! sao không có huân chương…. chống Tàu. bạn biết kg.? Theo tôi nghĩ nếu có HC… chống Tàu nghĩa là chống lại CS sao? vậy ta chống ta à

      Thích

  14. Cảm ơn những phán tích của GS Ngô bảo Châu , nhà toán học Việt nam . Và cũng là người dân của VN thoi đâu có quyền quyết định điều gì về vận mệnh quốc gia . Chỉ có những người lảnh đạo tối cao kia có suy nghỉ như chúng ta đâu mà góp ý . Hãy thức tỉnh và hành động như Phi-líp-pin hay nhật bản ..

    Thích

  15. Nói LX không nhíc một ngón tay khi chiến tranh biên giới TQ-VN là hoàn toàn sai, cứ dựa vào người ta đến cứu mình là hèn, còn người ta cứu giúp rồi phủi ơn là ăn cháo đá bát. Hãy học và làm đúng cách ông cha dạy: ‘Tiên trách kỷ’. Thế mới là quân tử, để người ta còn quý, còn yêu. Tiểu nhân thì người ta chỉ thương hại mà bố thí cho thôi. Đấy mới là bài học đáng nhớ và đáng làm theo.

    Thích

  16. Nói LX không nhíc một ngón tay khi chiến tranh biên giới TQ-VN xẩy ra là hoàn toàn sai. Cứ dựa vào người ta đến cứu mình là hèn, còn người ta cứu giúp rồi sau đó phủi ơn là ăn cháo đá bát. Hãy học và làm đúng cách ông cha dạy: ‘Tiên trách kỷ’. Thế mới là quân tử, để người ta còn quý, còn yêu. Tiểu nhân thì người ta chỉ thương hại mà bố thí cho thôi. Đừng hy vọng người ta tử tế với kẻ vô ơn, ngộ nhận, lên mặt dạy đời rồi lại đi van xin. Đấy mới là bài học đáng nhớ và đáng làm theo.

    Thích

  17. Giỏi toán và nhận giải quốc tế về toán, NBC hơn người ở lĩnh vực này, nhưng định nói về chính trị, về sự giúp đỡ của Liên Xô từ trước năm 1990 thì NBC còn non nớt quá, thậm chí thiếu hiểu biết.

    Thích

Bình luận đã được đóng.