Sau khi lên cầm quyền vào năm 2000 Vladimir Putin đã đưa ra và thực hiện ý tưởng ‘Thế giới Nga’ bao gồm ý tưởng thực hiện một không gian tiếng Nga rộng khắp trên thế giới. Để thực hiện ý tưởng và kế hoạch này nước Nga đã lập Quỹ chính phủ ‘Thế giới Nga’ bằng cách hàng năm cấp một lượng tiền lớn dưới dạng ‘Grant’ từ ngân sách quốc gia cho những dự án củng cố và mở rộng hoạt động phổ biến tiếng Nga ở trong nước và trên thế giới. Việc Ukraina tuyên bố hội nhập Châu Âu không chỉ là một thất bại về địa chính trị, địa kinh tế đối với Nga mà còn là một sự thất bại của chính sách mở rộng không gian tiếng nga thông qua chương trình ‘Thế giới Nga’ (Russian World).
Phần 1: Hiện tại có nguồn gốc từ quá khứ
1. Chủ nghĩa dân tộc đại nga
Tư tưởng chủ nghĩa dân tộc nga xuất hiện trong giới thượng lưu Nga từ cuối thế kỷ 18, vào thời kỳ Sa Hoàng Pi-ốt đại đế và nhằm nâng cao vị thế của dân tộc Nga ngang hàng với các dân tộc văn minh ở Châu Âu, kêu gọi tôn vinh và phục tùng thượng lưu quý tộc Nga. Bản thân thuật ngữ cũng mượn từ tiếng Pháp ‘Nationalité’, tuy từ này còn có nghĩa là ‘tính dân tộc’. Ban đầu, theo nhà nghiên cứu Karamzin, tư tưởng này được quý tộc Nga và Châu Âu hào hứng tiếp nhận, tuy nhiên vào đầu thế kỷ 19 hiện tượng mất bình đẳng, thiếu tự do và thiếu tôn trọng cá nhân trong xã hội gia tăng làm giới thượng lưu ở Châu Âu mất hào hứng với tư tưởng Dân tộc chủ nghĩa nga, còn giới trí thức Nga thì cảm nhận thấy xấu hổ trong các quan hệ với Châu Âu (nguồn: Wikipedia).
Theo nhà nghiên cứu Radyshev (Wikipedia) điều này làm chia rẽ thượng lưu Nga thành hai phái đối kháng: thân phương tây, và phái tự hào Nga. Phái thân phương tây chủ trương đi theo trào lưu Châu Âu và Mỹ – tự do hóa và tôn trọng cá nhân, trong khi đó phái tự hào Nga cho rằng nước Nga có đặc thù riêng liên quan đến quá khứ chủ nghĩa độc tài, nguồn gốc Slavian và vị trí địa lý. Phái tự hào Nga (Slavian) tuyên truyền tính chịu đựng Nga, đam mê chân lý, tốt bụng, cao thượng và hội tụ, trái người với tính ích kỷ và tính toán của phương tây, cho dù cũng có nhiều người áp đặt cho người nga tính tham lam và lười biếng, nát rượu và xu nịnh chủ.
Mâu thuẫn này trong xã hội đã dẫn đến khởi nghĩa của những người ‘Tháng Chạp’ năm 1825 (có sự tham gia của nhà thơ Puskin, các tướng lĩnh ân sủng của Nga Hoàng và giới thượng lưu) đòi thực hiện những giá trị Châu Âu ở Nga, chống lại nền tự quyền Sa Hoàng. Chủ nghĩa dân tộc đại Nga tồn tại mãi cho đến khi bùng nổ cách mạng tư sản Nga vào năm 1905 mà kết quả là lập nên Nghị viện Duma Nga (nguồn: Lịch sử nước Nga trước CMT10). Cho dù những quan niệm mới về chủ nghĩa dân tộc được hình thành trong một bộ phận của giới thương lưu Nga, nhưng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc đại Nga vẫn tồn tại trong một bộ phận xã hội cho đến ngày nay, kể cả thời kỳ xô-viết, và biểu hiện trong sự tôn sùng dân tộc nga, tiếng nga và sự thống lĩnh của tư tưởng đại nga trong không gian đa sắc tộc của Liên bang Nga.
Ngày nay nhiều học giả (Wikipedia) còn gọi Chủ nghĩa dân tộc đại Nga đồng nghĩa với chủ nghĩa sô-vanh tôn sùng dân tộc nga là thượng đẳng (gọi theo tên người lính Pháp đầu tiên tự tôn dân tộc pháp là thượng đẳng). Có lẽ chăng chương trình ‘Thế giới Nga’ mà tổng thống Nga thực hiện là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc đại Nga trong thời đại mới?
2. Chủ nghĩa dân tộc Ukraina
Theo giáo sư sử học của Đại học Trung âu (Budapest) Alexey Miller thì chủ nghĩa dân tộc Ukraina bắt đầu từ cuối thế kỷ 18, sau khi phần tả ngạn sông Dnepro trở thành thuộc địa của Nga Hoàng, sau khởi nghĩa của Bogdan Khmelnitskyi. Phần đất miền đông Ukraina dần dần thâm nhập văn hóa nga và phát triển theo chính sách của nước Nga Sa-Hoàng.
Sự phát triển mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc Ukraina chỉ bắt đầu từ khi giới trí thức Ukraina bắt đầu nhận thấy sự đối ngịch của tư tưởng dân tộc Ukraina với tư tưởng dân tộc Nga. Tuy nhiên cũng theo Meller thì chủ nghĩa dân tộc Ukraina có nhiều trào lưu khác nhau, trong đó có trào lưu dân tộc chủ nghĩa Ukraina nhưng không thù địch với những người anh em Slavian ở Nga.
Theo Miller (Wikipedia), chủ nghĩa dân tộc Ukraina trong thời đại xô-viết chia thành hai phái, một phái được cơ cấu vào Liên bang xô-xiết để quản lý xã hội, trong khi đó phái khác bị tù đày và có lẽ chính từ đây xuất hiện các phong trào chủ nghĩa dân tộc cực đoan bài Nga. Chẳng hạn, bí thư trung ương ĐCS Ukraina thời kỳ sau chiến tranh vẫn có những nỗ lực Ukraina hóa xã hội, trong khi đó phong trào chủ nghĩa dân tộc ở miền tây Ukraina bị trù dập và những thủ lĩnh của họ bị tống giam.
Chỉ riêng trong năm 1944 đã có trên 50 ngàn người Ukraina ở miền tây bị Bộ dân ủy nội vụ Liên Xô tiêu diệt do có liên quan đến hoạt động chống Hồng quân trong thời kỳ chiến tranh chống phát xít.
Có thể cách giải quyết vấn đề dân tộc thời kỳ xô-viết đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc Ukraina sang bình diện cực hữu như chúng ta thấy trong các cuộc biểu tình chống chính quyền năm 1991-1992 và 2014 vừa qua ở Kyiv. Các phòng trào cực hữu ở Ukraina thậm chí xem Nga là kẻ thù số một, và đây có thể là một xu hướng nguy hiểm cho sự phát triển của Ukraina trên đường tiến tới các giá trị Châu Âu trong tương lai, bởi vì tư tưởng đề cao dân tộc của những phong trào này trái ngược với các giá trị Châu Âu.
3. Tư liệu để suy ngẫm (nguồn Wikipedia)
– Năm 1918 Ukraina đã từng tuyên ngôn độc lập với người đứng đầu Verhovna Rada (Quốc hội) là Mikhail Grusevskyi. Chưa đầy năm nhà nước Ukraina độc lập và non trẻ đã bị Bolsevich tiêu diệt với trận kết thúc ở Krut (tỉnh Chernigov) sau một trận chiến không cân sức với 300 người yêu nước Ukraina (hầu hết là sinh viên và trí thức từ Kyiv đã hy sinh ở đây);
– Năm 1932 dưới chế độ xô-viết của Stalin một nạn đói khủng khiếp xảy ra trên đất nước Ukraina giàu có về nông nghiệp này. Có khoảng 7-10 triệu người chết đói (Golodomor N1932-1933);
Quân đội Hồng quân thu thóc của dân ở Ukraina cất dấu trong lòng đất (Hình trên)
Và nạn đói khủng khiếp với 7-10 triệu người chết (Hình dưới)/Tư liệu Wikipedia:
- Năm 1937-1938, theo tài liệu công khai (Wikipedia), Chế độ Stalin đã mở chiến dịch khủng bố chủ yếu trong lãnh đạo các cấp của đảng Bolsevich và quân đội ở tất cả các cấp, tống giam và bắt đi đày hàng triệu người, trong đó khoảng 800 ngàn người bị tử hình, chiếm 60% số người bị bắt trong vòng hơn 1 năm;
-
Năm 1940 Hồng quân Liên Xô theo thỏa thuận giữa Stalin với Hitler (Hiệp ước Molotov-Rifbentrov) đã đưa quân đội chiếm các tỉnh miền tây Ukraina (khi đó là thuộc Ba Lan) từ Ternopil đến Lvov, sát nhập các tỉnh này vào Liên bang Xô viết. Sau khi sát nhập nhiều trí thức và giới thượng lưu miền tây (tư sản) bị tiêu diệt và trù dập. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ II ở các tỉnh này đã thành lập quân đội giải phóng Ukraina UPA với thủ lĩnh là Bandera (chiến đấu du kích trong rừng để chống Đức và Hồng quân;
-
Năm 1944 tòan bộ dân Tác-ta bản địa ở Cờ rưm bị cưỡng bức di chuyển về Trung Á (Uzbekistan) do bị Stalin buộc tội “hợp tác” với Đức. Người nga đã tiếp quản hoàn toàn Cờ-rưm. Mãi đến năm 1990 họ mới được phục hồi nhân phẩm và được trợ cấp trở về quê hương xứ sở, nhưng không phải ai cũng trở về được;
-
Năm 1946 một nạn đói thứ hai xảy ra ở Ukraina làm khoảng dưới 2 triệu người chết;
- Năm 1955-1956 hàng trăm ngàn thanh niên Ukraina được điều động đi khai hoang ở Trung Á (Kazakhstan và Uzbekistan);
- Từ sau chiến tranh cho đến thời điểm cải tổ Liên Xô rất nhiều người yêu nước, trí thức miền tây (khoảng 50 ngàn người) bị Bộ dân ủy nội vụ Liên Xô và sau này là KGB đàn áp, tống giam, tiêu diệt…
- Trong thời kỳ cải tổ Liên Xô nhiều phong trào dân tộc chủ nghĩa ở Ukraina được thành lập và phục hồi, đáng kể hơn cả là ‘Rukh’ (PYX) và UNA-UNSO, về sau là đảng Svoboda (Tự do).
PS: Các sự kiện và số liệu đều lấy lừ các nguồn công khai chính thức.
Đặc biệt sau cách mạng Cam (2004) tổ chức dân tộc chủ nghĩa cực đoan ‘Cánh hữu’ (2006) được thành lập trên cơ sở một 4 tổ chức DTCN khác hợp thành và lấy cương lĩnh của tổ chức “Đại hội đồng dân tộc chủ nghĩa Ukraina” làm nền tảng, có dáng dấp như là cương lĩnh quốc xã với chính sách của Polpot:
a) Tính thượng đẳng của dân tộc Ukraina, trên tất cả các dân tộc khác;
b) Thể chế chính trị đứng trên đảng phái, trên giai cấp và cấm đảng phái, nhóm xã hội;
c) Hủy bỏ cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa và quốc hữu hóa nền kinh tế;
d) Tuyên bố quốc gia hạt nhân và phát triển công nghiệp quốc phòng và kinh doanh nhỏ;
e) Không tham gia định chế quốc tế nào trên nhà nước, ngoài tổ chức do Ukraina đề xuất và lãnh đạo;
f) Cấm báo chí tư nhân và báo chí thương mại;
g) Cấm di trú người nước ngoài vào Ukraina dưới bất kỳ hình thức nào.
(nguồn: website Internet của Cánh hữu)
Đọc thêm: “Putin chữa cháy…?” ở đây
PS: Như báo chí đã đưa tin cho biết, trong cuộc biểu tình chống đối trong khuôn khổ ‘Euromaydan’ do đối lập gồm 3 đảng tổ chức một cách hòa bình, tuy nhiên chính quyền Yanukovich không chịu nhân nhượng bởi tham vọng của họ là rất lớn, liên quan đến quyền lợi của các nhóm và tập đoàn tham nhũng trong đảng cầm quyền, đặc biệt là nhóm “Gia đình”. Khi biểu tình có xu hướng sẽ kéo dài họ quyết định sử dụng công cụ vũ lực để đàn áp.
Cuộc tấn công đầu tiên của đặc nhiệm vào quảng trường làm chấn động cả xã hội Ukraina và dư luận quốc tế. Ban đầu, để bắt đầu chiến dịch đàn áp chính quyền dùng lực lượng khiêu khích bằng cách thông qua tổ chức ‘Huynh đệ trắng’ do ông Kochinsky (hiện đang bị truy nã) lãnh đạo dùng xe ủi tấn công vào cảnh sát đặc nhiệm bên cạnh phủ tổng thống (vụ này hiện đang điều tra và đã có chứng cứ ban đầu).
Họ đánh tàn nhẫn cả những người tay không nằm sóng soài trên mặt đất. Đối lập có vẻ không thể đủ lực để đương đầu với một cỗ máy cảnh sát không lồ và tàn nhẫn cho nên họ làm ngơ cho các lực lượng ‘Cánh hữu’ xông lên đối đầu bằng vũ lực mà trong tay có gì dùng nấy (gậy, lá chắn, súng săn, chai chất cháy hỗn hợp (cốc-tây Molotov) và lốp xe cũ, gạch đá – tựa như “ai có súng thì dùng súng, không có súng thì dùng cuộc thuổng gậy gộc). Hiển nhiên là những người biểu tình không có súng quân dụng như chính quyền.
Trong khi đó đặc vụ nước ngoài (các chuyên gia gọi là “lực lượng thứ ba”) và chính quyền, cùng các toán thanh niên xã hội đen được chính quyền thuê và chở về thủ đô đập phá, khiêu khích và thậm chí giết người xảy ra… làm tình hình trở nên không thể kiểm soát nổi cả từ phía đối lập, cả từ phía chính quyền (vụ về “sự kiện tổ chức và thuê tituski về Kyiv” đã được khởi tố)…
Lệnh chống khủng bố được ban ra như đổ dầu vào lửa, có vẻ như đã được đặc vụ nước ngoài lợi dụng để bắn về cả hai phía đối đầu trên quảng trường…
Phần II: Hậu quả và triển vọng của những tham vọng Nga (đón đọc vào kỳ sau)
Hoàng Xuân Kiểm