Muốn An Toàn ở tp HCM, Chúng Ta Phải Tâm Niệm Những Điều Sau:

20131230-094624.jpg

Nói không ngoa, tp HCM chính là một chiến trường. Sống ở thành Hồ tức là bạn phải sẵn sàng chiến đấu từng giây, từng phút. Đến cơ quan bạn phải “chiến đấu” với công việc, đồng nghiệp, sếp,… Ra đường bạn phải cảnh giác với trộm cướp, hôi của. Về nhà, nếu bạn không cẩn thận vẫn bị lừa, mất cắp,… Chính vì thế, muốn sống ổn ở thành phố 
ớn nhất nước này, bạn cần lưu ý những quy tắc sau:                                             alt
Hai tên cướp dây chuyền với tang vật trên tay
Không đeo đồ trang sức có giá trị cao
Người thành Hồ sau khi đón người thân ở xa vào chơi thường bắt họ gỡ tất cả những trang sức giá trị đang đeo trên người. Bất kể đó là bông tai nhỏ hay dây chuyền to, lắc tay cũng không ngoại lệ. Trong thời buổi mà một mét vuông có tới mấy thằng ăn cướp, thì không thể chủ quan. Cô Tuyết, 51 tuổi, quê Bình Thuận bồi hồi nhớ lại. Trước khi vào thành Hồ, chồng cô đã bắt cô gỡ hết những trang sức trên người. Nhưng, ngày thứ 3 ở thành Hồ, trong lúc được con gái chở về nhà con trai ở Bình Dương, cô đã bị bọn cướp giật mất chiếc bông tai bên trái khi đang di chuyển trên xa lộ Đại Hàn.Không phải cô quên gỡ ra, mà tại cô Tuyết nghĩ nó không đáng giá, với lại bình thường cô lột đôi bông tai đó ra cũng rất khó khăn. “Bọn cướp đó giỏi thật. Cô cảm thấy hình như có chạm tay vào tai mình, rồi phát hiện ra mình bị mất một chiếc bông tai”, cô Tuyết kết luận. Không chỉ mất của, nhiều người còn bị té xe do giật mình, dây chuyền quá to hoặc bị đạp xe,… gây ra nhiều thương tổn đáng tiếc, thậm chí là tai nạn thương tâm.
Không mắc túi trên xe
Nếu không có cốp to để cất túi xách, tốt nhất bạn nên đeo ba lô hoặc túi quai chéo. Bởi, nếu bạn không cẩn thận mắc túi lỏng lẻo trên xe, xác xuất mất sẽ là 70%, nhất là vào buổi tối. Nhưng nếu bạn cẩn thận quàng mấy vòng trên xe, xác xuất mất cũng chỉ là thấp đi chứ không hết hẳn. Chị Yến, sinh năm 1977, giáo viên của một trung tâm ngoại ngữ vẫn còn nhớ như in tai nạn mà chị mắc phải cách đây vài tháng. Hôm đó, vì có việc, chị đi về nhà hơi khuya, vừa xuống chân cầu Kênh Tẻ, Quận 7 thì bị bọn cướp giật chiếc túi đen đựng laptop đã được quấn vào cổ xe mấy vòng, bằng cách dùng kéo cắt rất nhanh.Do tay lái yếu, chị đã bị té xe, gãy tay. Nghĩ lại chị cũng hơi có chút hối hận vì đã quấn kỹ càng như thế. Trong khi bên trong túi đen chuyên đựng laptop mà chị mang, thực ra chẳng có đồ giá trị, chỉ có vài giấy tờ không quan trọng và giáo trình đi dạy. Vậy mà vì nó chị buộc phải nghỉ dạy gần 2 tuần.
Không cầm hoặc khoác trên vai túi xách to                                            alt

Nhiều phụ nữ trung niên thường có thói quen cầm túi xách trên tay khi được người thân chở đi đâu đó. Phần lớn, trong túi xách của những phụ này chẳng có nhiều tài sản, nhưng bọn cướp chẳng cần biết. Tháng 04/2013, bà Nguyễn Thị Phấn đã bị tử vong sau khi bị bọn cướp giật chiếc túi xách đang cầm trên tay. Bà được ông Trần Văn Thanh chở bằng xe mô tô đang lưu thông trên Quốc lộ 22 đến ngã tư An Sương thì bị nhóm cướp gồm Võ Thành Long (sinh 1995), Lâm Văn Trung (sinh 1991),… lập mưu giật túi xách.Do giật mạnh và bất ngờ, ông Thanh bị lạc tay lái té ngã, khiến cả hai bất tỉnh. Ông Thanh bị thương tật 24% còn bà Phấn tử vong sau đó do chấn thương sọ não. Trong túi xách của bà Phấn chỉ có 100 ngàn và một vài chiếc áo quần cũ.
Không tham lam
Đường phố của thành Hồ luôn đầy rẫy cạm bẫy, chỉ cần một chút mềm lòng, một chút tham lam thể nào bạn cũng mang họa. Chúng diễn kịch đôi khi còn giỏi hơn nhiều diễn viên Việt Nam hiện tại. Ngoài ra, chúng còn dùng cả trẻ em để đánh vào lòng trắc ẩn của con người, nhất là phụ nữ.Tháng 8 vừa qua, chị Hào quê Nghệ An đã bị băng nhóm của Nguyễn Văn Hùng (57 tuổi), Trần Mạnh Trường (41 tuổi) và Nguyễn Đình Phụng (43 tuổi) dùng vàng giả để lừa lấy hai nhẫn vàng 18k, một điện thoại di động và 1 triệu đồng. Tên Trường đi trước chị Hào giả vờ móc túi làm rớt vàng. Hùng đi sau chạy lên nhặt vàng rồi hỏi chị Hào có phải của chị không. Chị Hào lắc đầu phủ nhận. Sau đó, Trường quay lại nói là chủ nhân của hai lượng vàng. Để “trả ơn” hai người nhặt vàng, Trường nhờ chị Hào đem miếng vàng đi bán rồi sẽ chia. Để lấy niềm tin, Hùng đưa chìa khóa xe cho chị Hào. Rồi chúng bắt chị Hào phải để lại tài sản để làm tin.
Không tiếp xúc lâu với người lạ
Đối với người lạ nếu tự dưng bất chợt đến bắt chuyện bạn cần cảnh giác đề phòng. Nhất là khi chỉ mới qua vài câu chuyện, người này đã nhờ bạn làm việc gì đó thì cũng nên khéo léo từ chối. Đặc biệt, với những đồ đạc có giá trị cao như: xe, điện thoại,… Tháng 10-2013, chị Như đang học ĐH. Thủy Lợi đã bị bọn cướp giật mất chiếc iPhone 4S, vì tốt bụng đi sửa giùm đồ. Ban đầu, đang trên đường đi học về thì Như thấy hai người thanh niên chạy sát mình hỏi thăm này nọ, rồi nhờ đi giao giùm cái máy in, vì bận quá, sẽ trả công 400 ngàn đồng.Sau đó, chúng bảo cô lấy máy điện thoại ra để lưu số quán tới giao máy in, khi nào đến gọi người ta ra lấy. Tuy nhiên, khi Như vừa rút điện thoại ra khỏi túi thì tên ngồi sau bất ngờ chồm người tới giật chiếc điện thoại iPhone 4S, rồi tên trước rồ ga bỏ chạy.
Không đi về quá khuya
Mọi người thường nghĩ, chỉ phụ nữ mới bị tụi cướp giật dòm ngó đến, nhưng thật ra đàn ông cũng không phải  ngoại lệ, nếu bạn đi về quá khuya. Đầu năm nay, anh Nguyễn Thái Sơn, cảnh sát giao thông Quận 2, đã bị 3 tên cướp ép xe bắt dừng rồi quây lại đánh đập, khống chế và cướp mất chiếc SH, khi đang lưu thông trên xa lộ Hà Nội vào rạng sáng. Hay anh Hoàng, sinh năm 1986 đang làm cho một công ty game, đã bị bọn lưu manh thừa lúc té xe trên đường Trường Chinh, nhảy vào hôi của, bắt đưa tiền, điện thoại. Nếu chiếc xe không bị hư hại nặng, không thể sử dụng được, có lẽ cũng đã mất.
 

20131230-094651.jpg