ĐỀ NGHỊ KHÔNG MÚA RÌU QUA MẮT TÔI

  

Nguyễn Huy Cường

Tôi là ai?.Tôi là người đủ điều kiện vạch trần những trò trí trá về chuyện cây mỡ ở Hà Nội.
Hôm qua vào từ điển Wikipedia thấy thông tin về cây Mỡ được sửa lại cách đây 2 ngày, có ai đó đã vào cuốn từ điển trực tuyến dạng mở này sửa chữa, “sát nhập” hai loại Vàng tâm và gỗ Mỡ vào nhau cho nó êm xuôi.
Có thể một số nhà khoa học cũng nhầm lẫn về việc này.
.
Nay , từ tư cách của người BIẾT RẤT RÕ về hai loại cây này tôi xin lên tiếng.
.
Để cho ý kiến được minh tường, đề nghị anh chị em nào thuộc diện trên 50 tuổi, quê ở vùng từ Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ trở lên đến Lào Cai, Nghĩa Lộ, Tuyên Quang vào đọc bài này và cho ý kiến khách quan, xem tôi nói có đúng không.

  

MỠ LÀ MỠ, VÀNG TÂM LÀ VÀNG TÂM.
.
Hai loại gỗ này về HÌNH DẠNG BÊN NGOÀI rất giống nhau. Chúng là hai anh em., NẾU CHẶT HAI CÂY, LƯỢC BỎ HẾT CÀNH CỘI ĐI, ĐỂ CẠNH NHAU không phân biệt được.
.
Cả hai đều có chung từng này đặc điểm:
-Gỗ mềm, dễ gia công, chạm trổ.
-Cây thẳng, rất ít tán. Khi ra lớp cành bên trên, tự rụng lớp cành bên dưới..
-Cây thẳng đuột, chỉ thích hợp khi trồng làm “tiêu binh” ở những quảng trường rộng, không thích hợp khi trồng lấy tán, lấy bóng mát trong phố, kể cả cây vàng tâm cũng vậy. Nhìn cây này, nó giống như gà công nghiệp, nó ít cảm giác thân thiện với rừng, với thiên nhiên như cây Long não, Xà cừ, cơm nguội hiện nay.
-Cây giống dễ ươm, rẻ tiền.
-vỏ vây màu mốc trắng, cây nào bị úm trong vùng thiếu sáng màu xanh lợt.
-Hiện ven quốc lộ số hai, không hiếm.
-Chịu gió bão yếu, bộ rễ không tốt.
-Lớn ào ào 7 năm đầu sau đó chững lại.
-Cây mở đặc biệt thích hợp cho các mục tiêu kinh tế ngắn ngày như làm củi, làm nguyên liệu giấy sợi…
  


DƯỚI ĐÂY LÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT.

Cây gỗ Mỡ 10 tuổi cắt ngang, to chừng 2–25 phân, phần lõi màu xanh-vàng chỉ lớn như trái trứng gà so.
Phần ngoài, (dân gọi là nhác) chiếm 90% trắng bợt, dễ mối mọt, chính là GỖ TẠP 100%. Xưa còn dễ người ta dùng làm củi, làm nguyên liệu giấy.
.
Cấy VÀNG TÂM 15 tuổi đường kính mặt cắt ngang cũng chỉ bằng cây mỡ 10 tuổi (khoảng 25 phân) nhưng phần lõi màu vàng nhạt , phần này rất quý chiếm 60%.
Nếu lớn thêm 10 năm nữa, là 25 năm, đất đồi, nó sẽ có đường kính mặt cắt khoảng 35 cm đến 40 cm nhưng LÕI LỚN GẦN BẰNG ĐƯỜNG KÍNH CẢ CÂY, nghĩa là phần gỗ quý chiếm 90%. Đây là nét khác nhất.
.
Cây Mỡ 15 năm, ví dụ giá bán 2 triệu đồng thì cây Vàng tâm 15 năm giá phải là 6 triệu.
Để đến 20 năm, cây Mỡ giá có thể lên thêm 1 triệu là ba triệu thì cây Vàng tâm giá khoảng 15 triệu. Gỗ vàng tâm rất quý, nếu chôn trong đất 20 năm vẫn nguyên, không mối mọt, không ải và hương gỗ thơm nên ở Phú Thọ, Yên Bái nhà giầu đóng quan tài bằng thứ này. Gỗ mỡ chỉ làm củi.
.
Ở đây cần lưu ý là với giới khoa học, có thể nhầm, có thể không nhầm mà sửa từ điển cho vừa lòng ai nhưng nên nhớ, dạng người biết đến, biết rõ về cây VÀNG TÂM như tôi, ở các tỉnh thượng du bắc bộ không ít hơn một triệu người.
.

Cho nên, mong các “nhà âm mưu” làm gì thì làm, đừng loắng ngoắng dở rắn dở lươn qua mắt tôi. Trong nửa tháng nữa, tôi có thể tìm được nguyên bản hai loại này rồi cắt ngang, quay phim trình bạn đọc và những người quan tâm để biết đâu là rắn, đâu là lươn!.

Bực mình thật. 

Posted by Việt Anh

Một suy nghĩ 25 thoughts on “ĐỀ NGHỊ KHÔNG MÚA RÌU QUA MẮT TÔI

  1. Bài viết rất chi tiết. Mọi người cùng nhau lên tiếng để xã hội trong sạch, tiến bộ.ai cũng ngậm miệng nghĩ là việc xã hội không phải việc của mình thì bọn quan chức mục nát nó thích làm gì thì làm. Cảm ơn bài viết của bác

    Thích

  2. từ bé đến lớn mình tiếp xúc với cây mỡ, vậy mà mấy bố thủ đô ngàn năm văn hiến lại bảo là vàng tâm, bó tay, thảo nào đất nước chỉ thấy đi xuống k ngóc đầu lên được.

    Thích

    • Bài viết quá hay và rất chi tiết. Hoan nghênh tác giả đã cho dân lành biết đâu là rắn và đâu là lươn. Quan tham không dễ lừa dân ngày nay đâu nhé.

      Thích

  3. Tác giả viết rất chính xác, tôi ở vùng TQ ngày xưa trồng bồ đề và mỡ bạt ngàn làm nguyên liệu giấy( ngày đó phá rừng nguyên sinh để trồng tiếc lắm), nó chẳng có giá trị gì ngoài làm giấy vì rất mau mục, mọt…còn vàng tâm thì tuyệt vời vì thuộc hành gỗ vua chúa. Sự dối trá của hệ thống này đã trở nên trơ trẽn không thể tả, vô học và hèn hạ khiến người dân không thèm nghe, nhìn,góp ý….vv, chỉ còn sự khinh bỉ và ghê tởm.

    Thích

  4. Cảm ơn tác giả! Xã hội cần sự phản biện có trách nhiệm của mọi người để vạch trần sự dối trá của chính quyền hiện nay!

    Thích

  5. Mỡ với Vàng Tâm trong phân nhóm đều nhóm 4 cả. Cơ quan quản lý mình phân nhóm gỗ làm từ cả chục năm nay rồi (8 nhóm chính). Gỗ nhóm 4 thì có gì mà quý hả các bác (Quý thì phải nhóm 1, nhóm 2). Đừng để bị lừa thêm nữa. Dù là Mỡ hay Vàng Tâm đều là gỗ thường thôi. Và việc họ chọn dù là cây láo toét gì thay cho các hàng cây khỏe mạnh đều phải lên án. Hãy tỉnh táo, Mỡ và Vàng Tâm là 2 loài khác nhau, có giá tiền mua hiện tại khác nhau, nhưng xét về tính chất cơ lý của gỗ hay khả năng tạo bóng mát, môi trường xanh… thì đểu đểu như nhau. Xin hết ạ.

    Thích

  6. Thằng này tự ỉa vào mồm nó:
    – NẾU CHẶT HAI CÂY, LƯỢC BỎ HẾT CÀNH CỘI ĐI, ĐỂ CẠNH NHAU không phân biệt được.
    – Cái cây ở Nguyễn Chí thanh nó chặt hết cả cành lá thì có phần biết được mỡ hay vàng tâm không?
    – Nó đã đến tạn cây để xét nghiệm xem là cây gì chưa? Xét kiểu gì có chặt cây ra xem thớ gỗ không mà dám mạnh miệng bảo là mỡ hay vàng tâm.

    Thích

  7. Chuẩn ruì, cây gỗ mỡ chỉ dung làm giấy, sx diêm, k phải là cây quý hiếm, k phải là cây bóng mát, tán cây không lớn, rất mềm, de gãy đổ…, k nên trồng ở đường phố, công viên

    Thích

  8. Mấy hôm nay mấy cây mỡ-có-lá ở trước cửa Khách sạn Bảo Sơn còn héo rũ như bị sấy khô, hôm sau thì thấy các tán lá đã bị chặt bỏ. Các thân cây bên cạnh thì mỗi cái nghiêng 1 hướng, cái nghiêng 1 tý sang trái, cái nghiêng một tý sang phải, nhìn mà ngán ngẩm… Chẳng hiểu các nhà quy hoạch học sâu hiểu rộng đến đâu, mà mang cây trên rừng xuống thủ đô trồng, đã thế cây có mỗi cái rễ cọc thì chặt mất còn đâu. Tốt nhất vài hôm nữa các bác mang ra mà nhóm lửa trại, rồi nhảy vũ điệu cồng chiêng ăn mừng mấy trăm tỷ tiền bán gỗ xà cừ!

    Thích

  9. Đọc bài viết tôi lại thấy bạn chẳng biết gì cả về hai loại cây này cả:
    Đúng. MỠ LÀ MỠ, VÀNG TÂM LÀ VÀNG TÂM nhưng nó khá giống nhau, có thể gây nhầm lẫn, người bình thường không phân biệt được nên mới cần bạn chỉ CÁCH PHÂN BIỆT THẰNG NÀO LÀ MỠ, THẰNG NÀO LÀ VÀNG TÂM. Nói một hồi mà chẳng chỉ thằng nào ra thằng nào cả.
    – Trường hợp 1: 2 thằng đang đứng thẳng cởi chuồng hoặc mặc quần áo (có lá hoặc không có lá) thì chỉ dựa trên kinh nghiệm của chuyên gia thôi chứ dân thường thì chịu.
    – Trường hợp 2: Đang mùa giao tình, cả 2 thằng đều có sản phẩm (có hoa) thì mỡ có hoa trắng, vàng tâm có hoa màu không trắng. Cái này thì ai cũng phân biệt được.
    – Trường hợp 3: Giết và đem khâm liệm (chặt hạ, dóc hết cành lá). Thì mổ bụng xem lòng là tốt nhất (xem lõi). Nhưng nếu 2 thằng đều là thiếu nhi thì lòng nhỏ khó xem và phân biệt. Nếu cả hai thằng đã là thanh niên và nhất là đã vào hội người cao tuổi thì cực dễ, thằng Mỡ có lòng màu trắng, nhỏ. Vàng tâm toàn lòng vàng au. Thế mà bạn lại phán “NẾU CHẶT HAI CÂY, LƯỢC BỎ HẾT CÀNH CỘI ĐI, ĐỂ CẠNH NHAU không phân biệt được.” Nghe nó KHÔNG VÀO chút nào cả.
    Đưa bạn đi kiểm tra các cây đang trồng ở hà nội hiện nay (chỉ có trường hợp 1) và bắt bạn phân biệt thì bạn chịu và HỌ MÚA RÌU QUA MẮT BẠN BÌNH THƯỜNG. Bạn CÂM HỌNG và thậm trí phải XIN LỖI họ. Họ vẫn cứ bảo MỠ LÀ VÀNG TÂM, Rồi TRỒNG VÀ LẤY HẾT TIỀN BÌNH THƯỜNG bởi hợp đồng khi cây sống, ra lá là được thanh toán toàn bộ.
    Khi cây ra hoa hoặc chặt cây ai cũng biết MỠ LÀ VÀNG TÂM GIẢ họ cũng không thèm MÚA RÌU QUA MẮT BẠN NỮA. Tiền lấy hết rồi, múa rìu làm gì cho phí sức, đi hưởng thụ cho sướng và CHẲNG AI LÀM GÌ ĐƯỢC HỌ

    Thích

  10. Các ‘quan’ của mình có văn hóa chạy trốn trách nhiệm đến cùng! Chạy hết được thì vẫn còn có phao cứu sinh: “kiểm điểm rút kinh nghiệm vì thiếu kiểm tra giám sát….. ” . Dân mình có văn hóa độ lượng vô biên! Dây kinh nghiệm chả mất tiền mua và dài vô tận nên cho rút thỏa mái!

    Thích

Bình luận đã được đóng.