Xem sự chú ý của dư luận, của báo chí vào vụ Cai Lậy càng tich cực bao nhiều, tôi càng buồn bấy nhiêu.
Nỗi buồn này xuất phát từ một sự thật hiển nhiên: Có những “Cai lậy” các tỉnh, ở ngay Sài Gòn 8 năm nay, nó gây thiệt hại vô lối cho hàng chục triệu lượt người, nhưng có vẻ như nó sẽ yên ổn “Làm ăn” như thế thật lâu nữa.
.
Nó là con đường M 1 bắt nguồn từ QL 1 cách ngã tư An Sương chừng hơn hai km về phía Tân Tạo (ảnh 1) . Nó đi từ đây vào những khu dân sinh bình thường, đông đúc như bao nhiêu khu dân cư khác ( ảnh 4, 5, 6, 7 ).
Nếu từ đường M1 mỗi ngày có vài ngàn ô tô đi vào Khu công nghiệp Tân Bình và một khu vực dân sinh có khoảng già nửa triệu dân theo ngả này (ảnh 11-12).
.
Nó là một con đường không được đầu tư, thậm chí hạ tầng không có, đường kiểu người ta gọi là “Hiện hữu” từ vài chục năm nay, đường không có cả vỉa hè, tình hình thoát nước cũng rất…khiêm tốn.( ảnh 2, ảnh 3) .
.
Vậy nhưng, rời khỏi QL 1 A vào đường M 1 hơn 100 mét, họ đặt một trạm thu phí và thu loại xe nhỏ nhất 15.000 đồng từ 8 năm nay. Nếu một tài xế đi từ đầu đường này vào trả hàng, rồi nửa giờ sau quay ra trên hành trình 2 km, phải trả 30.000 đồng ( ảnh 10 và 13) cho loại xe nhỏ nhất.
.
AI THU TIỀN?. Tiền gì?.
.
Tôi xẽm kỹ nội dung tấm vé thì thấy: Chủ quản tấm vé là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng IDICO.
.
Nội dung thu cước là thu cước đường bộ đoạn An Sương đi An Lạc.
.
Cần nói rõ là đường M1 không năm lên chốc, nằm dưới gầm hay chạy song hành với QL 1A đoạn ghi trên vé mà nó cắt ngang QL 1 A như dấu cộng.
.
Có người giải thich rằng người ta lập trạm để “Bắt nhầm hơn bỏ sót” những xe tránh né trạm này, đi vào đây rồi leo lóc vào những đường phố, không đi trên QL 1A nhưng sẽ trở ra QL 1A.
.
Ngay chuyện này nếu có thật, cũng không thể xem việc “Bắt chết” này là đàng hoàng. Người ta đi loại đường nào thì chi phí loại đường đó.
Nhà xe chịu 13 sắc thuế trong đó có phí bảo trì đường bộ thì nay việc họ sử dụng con đường bộ nào đó là quyền của họ. Anh không thể chơi kiểu “Cai Lậy” như thế này!.
.
Chiều 13, sáng 14 tôi trực kiến, theo dõi và kiểm chứng thì thấy 90% xe cộ không đi về hướng xem như tránh trạm thu phí rồi tái nhập vào QL 1A.
.
Các xe cộ này phần lớn đi khoảng 2 đến 4 km vào khu công nghiệp Tân Bình và một lượng lớn xe cộ tỏa ra một vùng hình bàn tay xòe khu Bình Tân, Tân Bình kế cận.
.
Tôi đặt vấn đề với nhiều tài xế, chức trách xem, có thể là nhà đầu tư thu phí chính 2 km đường này thì họ chỉ vào tấm vé: Không huyền hoặc gì cả, vé ghi rõ thu cho tuyến An Sương, An Lạc !.
.
Địa chỉ ghi trên vé cũng rõ từng dấu phẩy: “km 1906 QL 1A”. Địa chỉ này không nằm trên con đường M1.
.
Trên bảng hiệu hướng dẫn ghi “Xe đi hướng An Sương mua vé lượt” .
.
Cả hai điểm nhấn này lại phản ánh một thực tế đáng sửng sốt: Tuyến được thu vé là tuyến An Sương-An Lạc nhưng xe cộ từ đường M1 trở ra, rẽ về phía An Sương, chỉ có 03 km mà giá vé 15.000 cho xe ô tô nhỏ thì giá vé ở đây đắt gấp ba đường cao tốc!.
Ai cho phép định giá vé như thế này!?.
.
CÔNG TY RA LUẬT?.
Trên tấm vé ghi: Xe cộ đi cắt ngang QL 1A sang phía Hốc Môn, giữ vé để khi quay lại sẽ được hoàn trả ở trạm bên kia đường. Điều này thể hiện rõ 03 vấn đề:
1,Đây là trạm thu phí cho QL 1A nhưng đặt trên đường dân sinh M1.
.
2.Ở chiều từ QL1 A trở vào, bất cứ vào đâu vẫn phải mua vé. Kể cả xe không đi vào QL 1A cũng phải mua vé ( mua vé khi trở vào, ảnh số 10).Nếu xe chỉ trở vào rồi đi đường khác trở ra sẽ phải mua vé. Coi như mua vé đi QL 1A nhưng để đi đường dân sinh M 1.
.
3.Họ ghi vậy (có thể trả lại vé) nhưng cuối tấm vé có ghi “Luật” rằng vé này chỉ có giá trị đúng…mười phút.
.
Có nghĩa là tài xế mua vé (họ gọi là biên lai) ở đây, đi sang bên kia 2 km, bốc dỡ hàng hết 1 giờ, quay lại sẽ hết quyền trả vé.
Như vậy, có thể nói trạm vé này là trạm “đa diện”, trạm “thu tuốt” tất cả xe qua đây!.
.
CÔNG SUẤT CỦA MÁY THU TIỀN.
Tôi ghi hình 2 buổi, sớm và chiều một ngày bình thường, là thứ hai ngày 14 tháng 8 năm 2017, về tổng hợp lại, bình quân mỗi giờ có 100 đến 160 xe qua đây.
Nếu mỗi ngày chỉ lấy 15 giờ năng động, đêm khuya bỏ thì mỗi ngày có khoảng 1500 xe qua đây. Đặc biệt, tỉ lệ xe lớn rất nhiều.
.
Xe lớn bù xe nhỏ mỗi xe khoảng 20.000 đồng thì mỗi ngày trạm này thu hơn 30.000.000 đồng. (Ba mươi triệu đồng).con số thực cao hơn nhiều.
.
Như vậy 8 năm qua, trạm nay thu của người-không-đi-trên-quốc-lộ-1A hết đoạn An Sương An Lạc là hàng trăm tỷ đồng!.
.
Theo tôi biết, (chưa kiểm chứng), trên đoạn An Sương, An Lạc còn vài trạm “Bắt nhầm hơn bỏ sót” kiểu này nữa ở phía Bà Hom, sẽ tường trình sau.
.
Ngay đoạn An Sương-An Lạc cũng có điều gì đó không ổn.
Đoạn An Sương-Suối Tiên khoảng 20 km có quy mô, kết cấu, đầu tư tương tự nhưng không thu phí nhưng ở đây nếu đi 3 km này thì mất 15.000 đồng!?.
.
KẾT LUẬN.
Từ Cai Lậy nhìn về đây, thấy bật lên 06 nét lớn:
Thứ nhất.
Cái “Quyền” của “Ông giao thông” quá lớn. Ông muốn gì cũng được. Làm đường một nơi thu phí một nơi cũng được. “Kê” làm bảy cây cầu chỉ làm 5 cũng được. Thu phí đường người ta đi cũng được, thu cả người không sử dụng cũng được.
.
Thứ hai.
Tại Tây Hòa Đồng Nai cũng có một trạm kiểu “Cai Lậy” lập trạm thu phí cho đường Võ Nguyên Giáp từ trước điểm giao cắt cả mười km. không sao. Tới Cai Lậy, tơi trường hợp M 1 nêu trên cừ tàn tàn thu. Nếu không có “Cuộc cách mạng tiền lẻ” thì cứ yên tâm lớn mà thu.
.
Nếu một ông chủ tịch huyện bốc nhúp vài tỉ bạc thì có thể ngồi tù, mất chức nhưng những cái máy thu tiền này hoạt động bền bỉ, hết công suất cả chục năm trái phép, thu hàng trăm tỷ , cho thấy cái kỷ cương của loại thâm lạm này rất nhẹ nhàng, mềm dẻo, kiểu “Không chết ai”.
.
Thứ ba:
Lại phải nói vài lời về báo chí.
Trên đầu bài, tôi nói đến nỗi buồn khi thấy báo chí rất tich cực, năng động vào cuộc vụ Cai Lậy này.
Thực ra nỗi buồn nằm ở chỗ: Hãy nhìn vụ Bến Thủy, Đồng Nai, M1 như vừa nêu, bản chất nó rất tệ. Ngay ở bình diện pháp lý, có thể minh chứng nó sai rất rõ ràng.Nó tồn tại hoành tráng giữa thanh niên bạch nhật hàng chục năm.
Nhưng cánh báo chí hầu như quá…hiền. Họ phải chờ đợi đến “Cuộc cách mạng tiền lẻ”, đợi cho cánh tài xế nhọc nhằn bương trải, ra tay, vụ việc bung bet ra thì mới ào vào…hỗ trợ.
Còn như M1 trên đây, nó hiện hữu giữa ban ngày, tồn tại gần chục năm nhưng xem ra không có mấy nhà báo động tâm. Thế mới tài!.
Tôi muốn hỏi một câu: Ở trạm Tây Hòa, 5 năm nay nhiều hay ít hơn 10.000 lượt nhà báo đi về qua trạm này?.
.
Thứ tư.
Vừa qua, ông nhà nước có một đợt kiểm tra, tòi ra hàng chục trạm thu phí …lậu, nghĩa là thu phí không hợp lý.Có trạm đã hết hận thu từ lâu nhưng vẫn thu. MỘt nguồn lợi bất chính ào ào như nước đổ vào nhóm đặc quyền này nhưng xem ra chưa có những chính sách , những định chế hữu hiệu, chặt chẽ để siết lại những cái vòi bạch tuộc mang tên BOT này, chỉ chờ “Trời kêu ai, người nấy dạ” mà thôi.
.
Thứ năm:
Hiên nay, người ấn định số thời gian thu phí chính là nhà đầu tư có thỏa thuận với cơ quan quản lý.
Nhưng ai cũng biết, đất nước đang vận động khẩn trương công cuộc CNH, những tham số, chỉ số phát triển luôn năng động, tăng động và phức tạp.
Có thể hôm nay, ta ước lượng đoạn đường từ A đến N có lưu lượng mội ngày 3000 xe, cho nên thời hạn thu phí là 10 năm, nhưng chỉ hai năm sau, lưu lượng tăng gấp ba lần, thì đơn vị “T”, là thời gian thu phí chỉ cần 4 năm là xong.
NHưng nếu cứ cái đà này, cái kỷ cương này thì sau 4 năm thu đủ vốn, họ cứ ngồi chơi xơi phí thêm 6 năm nữa không chừng!;.
Bao giờ thì nhà nước của hàng vạn giáo sư, tiến sỹ , của hàng chục vụ, viện chuyên ngành này thiết kế được đồng hồ đếm ngược cho hoạt động này?.
.
Cuối cùng tôi nói đến Hôi đồng Nhân Dân .
Có nhiều điều để nói về cái đại biểu HĐND các cấp nhưng để khi khác tôi sẽ đề cập.
Tại bài này tôi chỉ muốn nói thật gọn: Câu chuyện này chính là của các vị.
Các vị ở sát hiện trường. Các vị được bầu lên để làm việc này (Việc mà tôi đang làm). Các vị có quyền lực đề đề xuất, đề nghị điều chỉnh.
Nhưng các vị không làm!.Chưa thấy vị nào làm được, thì các vị làm gì cả một nhiệm kỳ 4 năm trời, thưa các vị!?.
.
Trước khi kết thuc bài này tôi có một đề nghị, như là một sự nhờ vả các Facebooker giỏi nghề, biết rộng làm ơn Tag giúp tôi bài này đến trang FB của các vị để họ lưu tâm:
Tổng biên tập, tổng thư ký các báo, đài.
Chủ tịch hoặc đại biểu HĐND các cấp.
Các cơ quan UBND các cấp.
Các cơ quan kinh tế, pháp luật của Quốc hội.
Xin cảm ơn.
Ngày 15/8/2017.
Nguyễn Huy Cường.
&&&
Giao Thông Đô ThịGiao Thông Vận TảiTrụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí MinhViện Chiến lược và Phát triển GTVTNguyen Quoc HienNguyễn Đức HiểnNGuyen Nguyen Duc TuTrần Trọng AnTran Nhat MinhTrần Quốc Hải NGuyen Nguyen Chi Dung Nguyen Sy Chung Sy Sau PhamNguyễn Binh NguyênĐăng BìnhMạc Hồng KỳPhương HồNguyễn Thị Hồng NgátKiều Hồng SơnHồng ĐiệpĐào HồngĐỗ Hồng CườngMinh NgoTrần Chánh NghĩaĐoàn Công Lê Huy TRần Phạm Hữu Tình Tran Huu HauNguyen Dang HungỦy ban Pháp luật Quốc hội Việt NamH.H Thiên Nga VõVỹ Đặng
Huy Cường
Posted by Việt Anh
Từ dự án cải tạo nâng cấp QL1A đoạn An Sương – An Lạc (Km1901 – Km1915) ban đầu, đến nay nhà đầu tư đã xây dựng thêm 4/8 cầu vượt trên tuyến. Đó là nút giao QL1/Tỉnh lộ 10, nút giao QL1/Tỉnh lộ 10B hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 31/8/2013. Nút giao QL1/Hương lộ 2 hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 31/12/2014 và nút giao QL1/Lê Trọng Tấn – Nguyễn Thị Tú hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 17/5/2017. Hiện còn lại 03 nút giao cần được nghiên cứu tiếp tục đầu tư trong thời gian tới là nút giao QL1/Thuận Kiều, nút giao QL1/Đường số 7-M1 và nút giao Bình Chánh.
Tháng 01/2005, công trình cải tạo nâng cấp và mở rộng QL1A đoạn An Sương – An Lạc dài 15km đi qua Q.Bình Tân, huyện Hóc Môn, Q.12 – TP.HCM với tổng mức đầu tư trên 831 tỷ đồng đã được hoàn thành và đưa vào khai thác hoàn vốn. Đây là công trình đầu tiên 100% vốn từ DN được đầu tư theo hình thức BOT. Dự án đã mở rộng mặt đường từ 10 – 12m lên 29m cho 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và dải phân cách cứng bằng bê tông cốt thép.
Việc thực hiện có hiệu quả của dự án BOT cải tạo nâng cấp QL1A, đoạn An Sương – An Lạc thực hiện trong giai đoạn trước đã góp phần vào việc hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đô thị của TP.HCM, nhằm hạn chế tai nạn và giảm ùn tắc giao thông, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Hiệu quả từ dự án BOT An Sương – An Lạc nói riêng và các dự án đầu tư hạ tầng theo hình thức BOT nói chung đã khẳng định hình thức đầu tư BOT, BTO, BT, PPP là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc phát huy nội lực, xã hội hóa công tác đầu tư các công trình hạ tầng giao thông. Qua đó, góp phần hiện đại hóa hạ tầng giao thông ở cửa ngõ Tây bắc TP.HCM, đồng thời tạo uy tín và tiền đề cho các DN trong nước vươn tới các dự án trọng điểm khác trong khu vực.
Từ khi tuyến đường An Sương – An Lạc đi vào khai thác sử dụng, lãnh đạo TP.HCM và Trung ương đã đánh giá cao tính hiệu quả kinh tế của dự án. Điều này được thể hiện qua công tác quản lý cũng như việc cải tiến công tác thu phí từ “2 dừng” về “1 dừng” (xe phải dừng mua vé và sau đó qua trạm soát vé); rồi tích hợp biển số xe vào hệ thống thu phí (sau này được áp dụng rộng rãi tại nhiều trạm thu phí trên cả nước là do được phát triển trên cơ sở dữ liệu này), rồi thu phí không dừng…
Những năm gần đây, các phương tiện giao thông phát triển mạnh lưu lượng xe trên tuyến tăng cao dẫn đến ùn tắc tại các giao lộ. Chính vì vậy nhà đầu tư đã nghiên cứu đề xuất cơ quan chức năng cho phép đầu tư bổ sung các hạng mục giao thông khác mức trên tuyến bằng các cầu vượt bê tông cốt thép. Do hiệu quả của dự án mà IDICO – IDI đang khai thác nên nhà đầu tư nhanh chóng được cơ quan chức năng chấp thuận cho xây dựng cầu vượt ở các nút giao.
Cầu vượt QL1 – Tỉnh lộ 10 và 10B
Được khởi công đầu năm 2012, sau 16 tháng thi công 2 cầu vượt bằng bê tông cốt thép tại giao lộ QL1/Tỉnh lộ 10 và 10B đã được hoàn thành với tổng vốn đầu tư trên 704 tỷ đồng. Dự án được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn công trình giao thông cấp II, sử dụng dầm Super T, có quy mô cầu vượt QL1A (Tỉnh lộ 10) có tổng chiều dài 635,02m, rộng 24,29m, thiết kế 6 làn xe; Cầu vượt QL1A qua Tỉnh lộ 10B có tổng chiều dài 886.353m, rộng 17.79 m, quy mô 4 làn xe; Dải phân cách phân giữa làn xe thô sơ và làn xe cơ giới có chiều dài 21.032m. Công trình đã vượt tiến độ hơn 60 ngày so với kế hoạch đề ra.
Cầu vượt QL1 – Hương lộ 2
Sau 5 tháng thi công, dự án nút giao thông tại QL1 – Hương lộ 2 thuộc dự án BOT cải tạo nâng cấp QL1 đoạn An Sương – An Lạc đã được khánh thành đưa vào sử dụng sáng ngày 01/01/2015. Công trình có tổng vốn 407 tỷ đồng với chiều dài cầu và đường khoảng 504m, trong đó cầu dài 279m, rộng 17,6m đáp ứng 4 làn xe mỗi bên 2 làn. Đồng thời xây dựng đường gom 2 bên cầu và cải tạo vuốt nối vào các nhánh giao Hương lộ 2, đường Tây Lân, mặt cắt ngang mỗi đường gom rộng 9,3m đảm bảo 2 làn xe hỗn hợp. Cải tạo hệ thống thoát nước hiện hữu xây dựng hệ thống chiếu sáng dọc QL1 và hệ thống mảng xanh, hệ thống tổ chức giao thông…
Ngoài ra, theo yêu cầu cấp bách của TP.HCM khi cầu Tân Kỳ – Tân Quý bị hư hỏng, IDICO-IDI đã nhanh chóng xây dựng cầu tạm trong thời gian 14 ngày nhằm đảm bảo nhu cầu lưu thông của nhân dân trong khu vực. Hai cây cầu tạm được làm bằng thép với mặt cầu 4m, dài 30m và có tải trọng 13 tấn gấp 2,5 lần cầu Tân Kỳ – Tân Quý cũ. Bên cạnh đó, ở mỗi nhánh cầu còn được thiết kế một lối đi riêng cho người đi bộ, tổng kinh phí xây cầu khoảng 12 tỷ đồng.
Từ hiệu quả dự án BOT An Sương – An Lạc, nhà đầu tư tiếp tục đề xuất cơ quan chức năng và được sự đồng ý của chính quyền TP.HCM, IDICO-IDI đã nghiên cứu và đang chuẩn bị các thủ tục cần thiết để khởi công Dự án Cải tạo mở rộng QL1 đoạn từ nút giao An Lạc đến giáp ranh Long An. Dự kiến công trình sẽ được khởi công trong năm 2018 tới.
Việc IDICO-IDI đầu tư, đưa vào sử dụng các cầu vượt tại các nút giao thông đồng mức tại 4/8 Giao lộ QL1 với các tuyến đường hướng tâm TP, đã nâng cao hiệu quả khai thác của tuyến QL1, đoạn An Sương – An Lạc, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng, đảm bảo an toàn giao thông và giảm tối đa tai nạn giao thông trên tuyến, tạo tiền đề phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Dự án cầu vượt tỉnh lộ 10 và 10B được hoàn vốn bằng thu phí từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2033
tại trạm thu phí An Sương – An Lạc và trạm thu phí phụ tại đường M1 (KCN Tân Bình) giao lộ quốc lộ 1A đường 7 (KCN Vĩnh Lộc).
ThíchThích
Vẫn nhìn nhà đầu tư BOT là gian tham, móc túi dân
– Trước bức xúc của người dân về một số trạm thu phí, Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, nếu không đồng tình có thể chọn đi đường không có BOT.
Nói về một số bức xúc của người dân tại một số trạm thu phí BOT, ông Kiên nhìn nhận một việc làm bao giờ cũng có ý kiến trái chiều, đó là chuyện bình thường.
Tuy nhiên ông cũng lưu ý: “Đừng vin vào cớ người dân bức xúc mà phủ một màu đen lên những thành tích chúng ta đạt được trong thời gian qua”.
“Trong khoảng 70 dự án BOT hiện nay có trên 50 dự án được đưa vào khai thác, sử dụng” – ông Kiên cho hay.
Chỉ 8% điểm thu phí gây bức xúc
Theo Phó chủ nhiệm UB Kinh tế, phản ứng của người dân vừa qua mà báo chí phản ảnh chỉ mới nhìn theo một hướng, chưa phản ánh đúng bản chất, xu thế của các dự án BOT hay PPP (đối tác công tư).
“Nếu tính số điểm thu phí đang triển khai trên toàn quốc với những điểm thu phí mà có sự bức xúc của người dân, thì số điểm gây bức xúc chỉ rơi vào khoảng 8% so với những điểm hiện nay chúng ta đang lập trạm thu phí”, ông cho hay.
“Nếu đúng như lâu nay báo chí phản ánh, thì tôi cho rằng không nên làm BOT. Làm một dự án mà cả ba chủ thể (người dân, nhà đầu tư, nhà nước) đều kêu thì tốt nhất không làm”, ông Kiên nhấn mạnh.
Ông cũng khẳng định thực tế không giống như vậy và cần phải phải nghe cả hai phía, người bán hàng và mua hàng là nhà đầu tư làm tuyến đường BOT và người sử dụng.
Nếu người mua hàng không đồng tình, có thể chọn đi đường không có BOT vì hầu như với tất cả các tuyến đường BOT đều có sự lựa chọn.
“Nếu không chọn tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng thì ta đi đường 5, chúng ta không đi cao tốc Hà Nội – Lào Cai thì ta đi QL 70, QL 32”, ông Kiên dẫn chứng.
Theo ông Kiên, việc tính phí chỉ có tính chất tương đối, không phải tuyệt đối. Trong khi những người bức xúc thường lấy phần đoạn đường mà họ đi ngắn nhất trên cả một cung đường dài để “kêu”.
“Bức xúc của người dân là dễ hiểu, nhưng các cơ quan quản lý nhà nước và báo chí phải có trách nhiệm nói đúng và đủ, phản ảnh thực tế, khách quan”, ông Kiên lưu ý.
Ông cũng nhìn nhận trong BOT, không phải các cơ quan quản lý nhà nước đều đúng cả, có dự án cũng sai.
“Nhưng trong 70 dự án BOT triển khai thì chỉ có một vài dự án có sai sót, còn các dự án khác đều không có vấn đề gì”, ông Kiên khẳng định.
Dù BOT trong thời gian qua có bất cập nhưng Phó chủ nhiệm UB Kinh tế ghi nhận Chính phủ đã có sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện, bất cập đến đâu bổ sung quy định pháp luật đến đó.
Tuy nhiên ông cũng lưu ý điểm yếu của quá trình là tính pháp lý không cao, mới chỉ dừng ở nghị định.
Do đó, ông đề nghị nâng nghị định lên thành luật về đối tác công tư, quy định rõ về trình tự chọn dự án thế nào, và tổ chức ra sao. Đặc biệt, trong luật phải thể hiện được quyền lợi của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, ông nhấn mạnh.
Với các dự án BOT hay PPP, đừng đem tư duy của Nhà nước để áp đặt. Bởi nếu tính như đầu tư công của Nhà nước thì Nhà nước phải bỏ tiền ra đầu tư, chấp nhận nhiều rủi ro như tăng trần nợ công…
Còn nếu huy động các nguồn vốn khác thì phải chấp nhận chia phần lợi nhuận của Nhà nước cho nhà đầu tư, nhưng phải giữ nguyên quyền lợi của người dân.
“Tiếc rằng lâu nay chúng ta vẫn chưa nhìn nhà đầu tư với con mắt là bạn đồng hành của Nhà nước mà vẫn nhìn với con mắt đó là ‘gian tham’ móc túi người dân, móc túi Nhà nước. Nếu vẫn nghĩ thế thì không có nhà đầu tư nào dám vào đầu tư”, ông nêu quan điểm.
QH đã chọn BOT là một trong những nội dung giao cho UB Thường vụ QH giám sát để báo cáo QH vào kỳ họp cuối năm.
Theo chương trình phiên họp thứ 13 của UB Thường vụ QH, Chủ nhiệm UB Kinh tế, Trưởng đoàn giám sát của UB Thường vụ QH sẽ bao cáo tóm tắt kết quả giám sát BOT, sau đó Thường vụ QH sẽ thảo luận.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-…an-tham-moc-tui-dan-392322.html#inner-article
ThíchThích