GS Trần Đình Sử thẳng thắn lên tiếng phản bác PSG Bùi Hiển: ‘Một đề xuất có tính hủy hoại Văn Hóa’

Trước đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền, GS-TS Trần Đình Sử cho rằng điều này mang tính hủy hoại văn hóa dân tộc.

Những ngày qua, dư luận vẫn tiếp tục có nhiều tranh cãi quanh đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền. Rất nhiều ý kiến được đưa ra, trong đó đa phần bày tỏ không ủng hộ ý tưởng sáng tạo ra một kiểu chữ mới. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu nổi tiếng cũng đưa ra ý kiến không đồng tình với đề xuất này.

Tuy nhiên, trước phản ứng gay gắt của dư luận và các nhà nghiên cứu, PGS-TS Bùi Hiền vẫn bảo vệ quan điểm của mình. Ông cho rằng: “Về mặt mỹ học, nhìn chữ cải tiến so với chữ cũ thì dễ gây phản ứng khó chịu. Nhưng nếu thử cho học sinh chưa biết chữ, hoặc bắt đầu vào lớp 1 học. Một lớp học theo chữ mới, một lớp học theo chữ hiện hành thì chắc chắn các cháu học chữ mới sẽ nhanh hơn. Bởi người học sẽ không cần phải phân biệt “ch” với “tr”, hay “r” với “gi” và “d”…”.

Liên quan đến vấn đề này, mới đây trên trang cá nhân của mình, GS-TS Trần Đình Sử đã có những dòng chia sẻ về đề xuất mới. Theo đó, ông Trần Đình Sử cho rằng đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền mang tính hủy hoại văn hóa.

Giáo sư-tiến sĩ Trần Đình Sử cho rằng đề xuất cải tiến Tiếng Việt mang tính hủy hoại văn hóa.

Trên trang cá nhân của mình, Nhà giáo Nhân Dân Trần Đình Sử viết: “Tôi đã định không phát biểu về đề nghị tào lao, có hại của ông Bùi Hiền, nhưng thấy một số người vẫn khuyến khích ông ấy và ông ấy quyết tâm làm đến cùng nên phải nói đôi lời, nhân có một phóng viên phỏng vấn.

Ông Hiền không hiểu cái chữ mà ông ấy đề xuất sẽ có hại thế nào đối với chữ viết Việt Nam. Chỉ cần nói thế này là rõ:

Nếu cái chữ của ông ấy mà được thông qua, thì toàn dân Việt Nam đang thoát nạn mù chữ lại mù chữ trở lại.

Toàn bộ sách báo hơn một trăm năm qua không thể đọc được, muốn đọc phải học lại chữ cũ, hoặc lại phải phiên dịch lại theo chữ viết mới đọc được. Thế là cắt đứt các mội liên hệ với văn hoá mà người Việt đã tích luỹ được trong hơn một thế kỉ. Người Việt ở các nước trên thế giới đều phải học lại tiếng Việt.

Chia sẻ của GS-TS Trần Đình Sử.

Toàn bộ giấy tờ công văn, luật pháp, nghị quyết… đều phải viết lại theo chữ mới. Muốn làm được việc đó lại phải tốn kém không biết bao nhiêu là tiền. Lại phải viết lại toàn bộ sách giáo khoa, các văn kiện theo chữ mới, cả nước đều phải làm chứng minh thư, hộ khẩu mới, khắc dấu lại, các sứ quán Việt Nam trên thế giới phải thay đổi chữ viết. Tóm lại là làm hại công quỹ, thì giờ, công sứ ca một cách vô ích.

Mọi nghiên cứu khoa học đều phải có mục đích nhân văn, kinh tế, xã hội. Đề xuất của ông Hiền, vì trình độ hiểu biết xã hội và văn hoá, kinh tế quá thấp kém, sẽ gây tác hại rất to lớn cho đất nước. Nó là sự huỷ hoại văn hoá.

Giữa lúc nhân dân có nhiều việc phải làm, một đề xuất vớ vẩn khiến mọi người phải bày tỏ ý kiến, thế nếu đã làm hại mọi người rồi, đề nghị mọi người bỏ ngay sự quan tâm này, nếu không còn thiệt hại hơn nữa”.

Những chia sẻ trên của GS Trần Đình Sử đã ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của mọi người. Bài viết được hơn 2500 lượt like và hơn 1000 chia sẻ. Rất nhiều người bày tỏ sự đồng tình trước ý kiến của ông.

Rõ ràng, đề xuất cải tiến tiếng Việt đang tạo ra một làn sóng phản đối rất lớn trong dư luận. Không chỉ là vấn đề chữ viết, đây còn là vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa, truyền thống, tinh hoa của dân tộc Việt Nam. Nói ra để chúng ta thấy rằng, ngôn ngữ và chữ viết của Tiếng Việt đã đi sâu vào tiềm thức của từng người dân Việt Nam, thể hiện ý chí độc lập của dân tộc. Là người dân Việt, ai ai cũng luôn tự hào về sự trong sáng và tường minh của ngôn ngữ dân tộc.

Tiết học khiến hàng triệu người xem rơi nước mắt của cô giáo 85 tuổi

Theo Infonet

Một suy nghĩ 3 thoughts on “GS Trần Đình Sử thẳng thắn lên tiếng phản bác PSG Bùi Hiển: ‘Một đề xuất có tính hủy hoại Văn Hóa’

  1. BÙI HIỀN CÓ THỰC LÀ NHÀ NGÔN NGỮ HỌC HAY TÊN HÁN NÔ MƯU ĐỒ ĐỒNG HOÁ TIẾNG VIỆT?
    Xin trình bày nguyên tắc căn bản của ngôn ngữ: “Ngôn ngữ là võ đoán, ngẫu biến, độc đoán tuỳ tiện”(Language is arbitrary). Trong lãnh vực ngôn ngữ học, các nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã chỉ ra rằng với các khoa học gia như nhà tâm lý học, các nhà sinh lý học, thần kinh v,v., họ sẽ lãng phí thời gian của họ nếu họ cố áp dụng các lý thuyết và quy trình kỹ thuật của họ vào ngôn ngữ.
    Nói một cách đơn giản, người ta quy ước với nhau mà đặt tên, quy ước đặt ra mà thành lệ thì là thích hợp, trái với quy ước là không thích hợp! Nói rộng ra, ngôn ngữ do một nhóm người hay một dân tộc quy ước với nhau, khi quy ước được chấp nhận rộng rãi, nó sẽ cố định, không thể lý luận là nó sai hay đúng cũng như tuyên bố là có nhiều bất cập cần cải tiến. Tính võ đoán, ngẫu biến, độc đoán tuỳ tiện là đặc trưng quan trọng nhất của ngôn ngữ. Đây là nguyên tắc số 1 của ngôn ngữ cho bất cứ ngôn ngữ nào của nhân loại..

    Trong ngôn ngữ, từ một số ít từ ngữ ban đầu, chúng ta có ghể tổ hợp ra rất nhiều tư ngữ mới. mà quá trình tổ hợp này buộc phải dựa trên một quy luật nhất định của ngôn ngữ hiện hành. Còn nếu lý giải, chê bai tiệng Việt hiện hành là bất cập, có nhiều cái sai cần cải tiến bằng cách đưa ra một loại chữ hoàn toàn mới thì ngôn ngữ sẽ thành một mớ hỗn độn! Cải tiến bằng phương pháp này là đi ngược nguyên tắc số 1 của ngôn ngữ hay nói trắng ra là một kẻ mù về ngữ học dẫn đường cho cả một nền văn hoá Việt! Ví dụ đơn giản từ ngữ “kết quả” và “của cải” chuyển đổi thành “kết kuả” và “ kuả kải”. Chữ “quả” và “của” viết như nhau? Đây là nghiên cứu 20 năm về ngôn ngữ học? Có đích thực là nhà ngôn ngữ học hay hám danh loè thiên hạ với cuốn kỷ yếu vớ vẩn “Ngôn Ngữ ở Việt Nam”. Việt Nam làm gì có thứ ngôn ngữ nói ngọng, lơ lớ kiểu Tàu nói tiếng Việt này?! Đã vậy còn ngoan cố, nguỵ biện coi mình là đỉnh cao trí tuệ, sẽ thực hiện cho bằng được! Trước truyền thông đại chúng, mặc áo tàu phù, cộng đồng mạng gọi là Hán nô phá hoại văn hoá của dân tọc cũng đúng!

    Bởi vậy theo tôi cuốn kỷ yêu này gây hoang mang, hiểu lầm vê tiếng Việt. Cải tiến theo tác giả càng đảo lộn, gây nên những hỗn độn phá huỷ ngôn ngữ Việt, tạo nên lối phát âm nói ngọng, ví dụ như âm Q thay cho “Ng”/”Ngh” (ngờ = quờ). “Kh” thay cho X (xí=khì), W thay cho “th” ( ùa =thùa). Thêm nữa lại phát âm không chuẩn ví dụ không phát âm phân biệt “ch”/ “tr”, “x”/ “s”, “d”/ “gi”/ “r”. trong khi giọng miền Nam và Trung, phát âm có uốn lưỡi, rung lưỡi phân biệt rõ ràng. Vấn đề viết sai chính tả chỉ xảy ra cho những ai chưa đủ trình độ của tiếng Việt, cần thời gian học hỏi để ghi nhớ tương tự như động từ bất quy tắc trong tiếng Anh, phải học thuộc lòng . Nên dùng làm truyện vui, khoe mẽ thì được. Còn áp dụng sẽ là thảm hoạ cho tiếng Việt! Ai đã từng học ngữ học đếu biết diều cơ bản “Language is arbitrary” (ngôn ngữ la ngẫu biến, độc đoán tuỳ tiện, võ đoán,,) có nghĩa là mọi người đã chấp nhận cùng hiểu như vậy, tự nó như vậy, không thể biết sai hay đúng từ đâu v,v… Không biết điều này chứng tỏ chưa từng qua một lớp đào tạo cơ bản nào về ngữ học, sở học về ngôn ngữ chỉ là tự xưng, tự phong cho mình là nhà ngôn ngữ học. Kẻ sỹ phải có cái dũng nếu không phải là tiến sỹ giấy, đừng nguỵ biện cho cái sai, chưa hoàn chỉnh, lôi kéo thêm kẻ dốt về phe mình với cái cớ khuyến khích cổ vũ sáng tạo mới lạ, hội nhập cách mạng 4.0. Chữ Việt đã dùng các bộ gõ tiếng Việt như Unicode, VINI, TCVN3 không có vấn đề gì để hội nhập cuộc cách mạng 4.0. Trí tuệ nhân tạo và ngôn ngữ học tính toán, công trình tiên phong đang được thực hiện bởi các khoa học gia, không bị ngăn cản bởi các hạn chế truyền thống của ngôn ngữ học. Hãy tự vỗ trán, tự hỏi xem mình có phải đích thực là nhà ngôn ngữ học để quần chúng ủng hộ tuyên dương hay chỉ là một tên văn nô, Hán nô? Công đồng mạng ném đá mạnh, tôi ủng hộ ho hết mình!!!!

    Thích

Bình luận đã được đóng.