Những nét đặc trưng của 36 phố phường cùng những dấu ấn của người Pháp ở Hà Nội trong khoảng năm 1940 – 1941 đã được tái hiện sinh động qua ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ Harrison Forman.
Tàu điện trên phố Hàng Đào.
Những biển báo ở góc phố Hàng Đào – Cầu Gỗ.
Phố Cầu Gỗ với những pa-nô quảng cáo lớn trước các tòa nhà.
Phố Hàng Đào với đường xe điện ở giữa.
Rạp phim Trung Quốc ở phố Hàng Bạc, nay là rạp Chuông Vàng.
Quầy giải khát bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
Nhà hàng Thủy Tạ soi bóng xuống mặt nước hồ.
Một phụ nữ ngồi xe kéo đi qua bờ hồ.
Vườn hoa bên hồ Hoàn Kiếm chằng chịt hệ thống hầm hào quân sự.
Một hầm tránh bom đang được xây dựng gần bến Cầu Cháy (khu vực chân cầu Chương Dương ngày nay).
Một hầm tránh bom đang được hoàn thiện.
Nhân công người Việt, trong đó có cả trẻ em tham gia xây hầm trú ẩn.
Cổng vào ga Đầu Cầu, ngày nay là ga Long Biên.
Trạm biến thế và trạm tàu điện tại ngã năm Bờ Hồ.
Những thùng phuy xăng được vận chuyển trong thành phố bằng xe kéo.
Bảng thông tin về khoảng cách đường bộ từ Hà Nội đến các địa phương ở miền Bắc đặt tại đầu cầu Long Biên.
Những người phụ nữ từ khu vực ngoại thành vào Hà Nội qua cầu Long Biên.
Toàn cảnh cầu Long Biên, lúc này vẫn còn nguyên vẹn.
Gỗ được tập kết bên bờ sông Hồng, gần cầu Long Biên.
Trạm xăng của hãng Texaco gần cầu Long Biên.
Phía trước một cửa hàng xăng dầu của hãng Standar Vaccuum tại Hà Nội.
Cửa hàng bách hóa Grands Magasins Reunis, ngày nay là Tràng Tiền Plaza.
Góc phố nơi giao giữa phố Paul Bert với đại lộ Francis Garnier (đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay).
Ngã tư phố Paul Bert (Tràng Tiền) và đại lộ Henri Rivìere (Ngô Quyền) với nhà hát Lớn ở phía cuối.
Bờ hồ Hoàn Kiếm nhìn từ đầu phố Paul Bert.
Ngã ba Paul Bert – Boissière (ngày nay là Nguyễn Xí).
Rạp Eden (nay là rạp Công Nhân) trên phố Paul Bert.
Một quý ông người Pháp ngồi trên xe kéo tay.
Ông lão hát xẩm mù trên hè phố.
Tượng đài Thống chế Ferdinand Foch tại vườn hoa Canh Nông (nay là công viên Lê Nin).
Quầy vé số trên vỉa hè Hà Nội .
Trụ sở hãng xe hơi Ford ở Hà Nội.
Trẻ em làm nhân viên phục vụ tại một trạm xăng.
Trụ sở ngân hàng Đông Dương ở Hà Nội – nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trụ sở hãng xe hơi Simca (Pháp) ở Hà Nội, ngày nay là vũ trường New Century trên phố Tràng Thi.
Trụ sở công ty thương mại và hàng hải Viễn Đông ở Hà Nội.
Phòng khám bệnh của bác sĩ Phạm Văn Phan.
Hàng xăng dầu của hãng Texaco giữa phố Hàng Tre và Maréchal Pétain (phố Nguyễn Hữu Huân ngày nay).
Theo KIẾN THỨC
Posted by Việt Anh
http://www.thanhnientudo.com
Hãy bỏ ra 2 giây Like Page ! Bạn sẽ nhận được thông tin thường xuyên !
Trang cộng đồng chia sẻ các thông tin bổ ích cho mọi nhà .
Fanpage cập nhật tin tức :
https://www.facebook.com/thanhnientudo.vn
Tại sao tư xa xưa Pháp xây câu Long biên cho Ha nội ta đi ngược lan đương nhỉ ?
ThíchĐã thích bởi 1 người
Vì ngày xưa lấy đâu ra phương tiện !?
Bây giờ quá đông nên phải xây thêm cầu và thêm làn đường bạn hiểu chứ ? 😀
ThíchĐã thích bởi 1 người
Pingback: Hà Nội 1940 qua 50 bức ảnh tuyệt đẹp của Harrison Forman | tongocthao
Pingback: Hà Nội 1940 qua 50 bức ảnh tuyệt đẹp của Harrison Forman | MinhAnh's blog
phải nói là đẹp,
từ hè phố, đường xá nhà cửa đến cả những font chữ luôn.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Người Việt Nam phản đối thực dân Pháp đô hộ nhưng những gì họ xây dựng và để lại thì mình lại rất thích.
ThíchĐã thích bởi 2 người
toi sinh nam 1949 toi song o ngo phat loc canh pho phan thanh giang [cot dong ho] duoc xem lai nhung tam anh nay lam toi cho ve gua khu’.nhieu ky niem .nhung bay gio.nhung noi o cac tam anh nay da mat roi.thay doi het.chi con lai. dau cau long bien .ho hoan kiem ngan hang nha nuoc.khong thay doi .that dang tiec.cam on cac ban.
ThíchĐã thích bởi 1 người