Nước ta đang trong quá trình tham gia sâu rộng vào quá trình hội nhập toàn cầu và đặc biệt là tự do hóa thương mại thông qua hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hay Hiệp định Đối tác Kinh tế Thái Bình Dương (TPP). Điều đó tạo ra nhiều cơ hội cùng không ít thách thức, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù về mặt sản lượng nhiều loại nông sản của nưóc ta đứng ở vị thế cao trên thế giới, như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, nhưng phần lớn sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu dù với khối lượng lớn hàng năm vẫn dưới dạng thô hay chỉ sơ chế, lại có chất lượng không ổn định, không có thương hiệu quốc gia, nên có giá trị gia tăng thấp. Do sản phẩm làm ra có chất lượng không cao, không có thương hiệu, nên thị trường xuất khẩu khá hạn chế, không ổn định, buộc phải phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ tính Trung Quốc, nhưng rất bấp bên. Trong hoàn cảnh đó, tự do hóa thương mại sẽ kèm theo nguy cơ rất lớn là những loại nông sản có tính thương mại toàn cầu có thể bị thay thế bởi hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài với giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, an toàn hơn, vì điều đó phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, dù đó là người yêu nước nhiều hay ít. Đấy là điều đang diễn ra phần nào với một số loại nông sản tràn vào từ Thái Lan hay thịt bò, thịt heo, gà nhập từ nước ngoài đang bóp nghẹt sản xuất trong nước.
Những dấu hiệu bất lợi nói trên đòi hỏi nông nghiệp nước nhà buộc phải nhanh chóng bức phá trên cơ sở hoàn thiện môi trường chính sách hướng đến một nền nông nghiệp công nghệ cao, bền vững, nếu không muốn nhận lấy những nguy cơ đang hiển hiện dần trước mắt. Điều đó hoàn toàn nằm trong tẩm tay, nếu chịu nhìn ra thế giới với nhiều nước nhỏ có điều kiện tư nhiên thua kém nước ta, nhưng có một nền nông nghiệp phát triển hiệu qua hơn nước ta nhiều lần. Chúng ta có đủ điều kiện về tài nguyên thiên nhiên và con người, hơn nữa trong hoàn cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì việc học hỏi, tiếp nhận các công nghệ cao cần thiết không phải là điều gì quá khó khăn. Trên thực tế việc ứng dụng công nghệ cao đã đạt được kết quả tốt như nuôi cấy mô để tạo giống sạch bệnh, trồng rau, hoa trong nhà kính, thủy canh… nhưng chỉ mới phát triển lẻ tẻ ở nước ta trong thời gian qua.
Để chứng minh điều nói trên, xin dẫn ra trường hợp nền nông nghiệp Hà Lan, nước có gần một nữa diện tích thấp hơn mặt nước biển với một mùa đông giá rét. Nước Hà Lan có diện tích khoảng 4 triệu ha và dân số khoảng 17 triệu người, tương đương với đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lại là nước đứng thứ ba thế giới về sản xuất rau, quả, soán vị trí thứ hai thế giới của Pháp về xuất khẩu nông sản (đạt 75,4 tỉ euro vào năm 2012), chỉ sau nước Mỹ, nhờ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Một điển hình khác là Israel với diện tích chỉ khoảng 2 triệu ha (bằng một nửa diện tích đồng bằng sông Cửu Long), nhưng hơn 50% là sa mạc. Mặc dù vậy Israel lại là nước xuất khẩu hàng đầu sang châu Âu hoa và rau quả tươi. Đặc biệt trong một thời gian không dài Israel đã tăng 26% sản lượng nông sản trong khi giảm được 12% lượng nước tưới. Đó là điều cần học hỏi khi lượng nước ngọt hàng năm ở nước ta đang giảm nhanh. Israel cũng là nước xuất khẩu hàng đầu các thiết bị kỹ thuật công nghệ cao.
Trước tiên là yêu cầu bức thiết về hoàn thiện chủ trương chính sách theo hướng thay đổi cấu trúc và quy mô sản xuất, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Với tình trạng phần lớn các nông hộ có diện tích đất dưới 1ha, dù có sản xuất lúa ba vụ như những năm qua và đạt được 30% tiền lời như ước muốn đi nữa thì cũng khó lòng thoát nghèo. Suốt nhiều thập kỷ qua lúa là cây trồng có giá trị gia tăng thấp, vì vậy cần tính toán lại mức độ sản xuất cần thiết đủ đảm bảo an ninh lương thực để dành đất chuyển sang trồng các cây khác có giá tri gia tăng cao hơn. Vấn đề này không dễ đối với nông dân không phải về mặt kỹ thuật mà về đầu ra cho sản phẩm, nên cần sự hỗ trợ của nhà nước về việc tổ chức và tìm thị trường cho những loại cây trồng mới.
Phần lớn đồng ruộng của Nhật cũng rất manh múng không thua gì ở nước ta, nếu không phải hơn, nhưng họ đạt hiệu quả cao nhờ tổ chức hợp tác tốt và ứng dụng rộng rãi công nghệ cao. Đó là điều mà chúng ta cần học tập ở họ, nhất là trong điều kiện thuận lợi hiện nay khi mà việc hợp tác giữa hai nước phát triển mạnh hơn bao giờ hết.
Về mặt nguồn nhân lực kỹ thuật, nhất thiết phải hoàn thiện các chương trình đào tạo ở các trường nông nghiệp theo hướng giảm dạy quá chi tiết về lý thuyết đối với rất nhiều cây, con và tăng cường điều kiện thực hành các kỹ thuật công nghệ cao mà hiện nay còn rất yếu. Nếu cứ theo xu hướng cũ cố dạy cho “đủ” những cây con chính thì không biết phải dạy bao nhiêu cây, con cho đủ. Điều kiện tự nhiên và các loại cây con sản xuất rất khác nhau ở nhiều địa phương, chưa nói là việc đưa vào không ít cây con mới, giống mới, kỹ thuật mới, vì vậy điều tối quang trọng hiện nay trong đào tạo là dạy cho người học cách học để tự làm giàu kiến thức của mình theo đúng phương châm giáo dục hiện đại: Điều quang trọng nhất trong dạy học là dạy cách học và điều quang trọng nhất trong học tập là học cách học. Trong điều kiện hiện nay, lý thuyết về nuôi trồng cây, con, người học hoàn toàn có thể tự học theo sự hướng dẫn của thầy thông qua việc dạy một số ít cây, con tiêu biểu làm mẫu, chỉ có phần thực hành thì cần có điều kiện và sự hướng dẫn chi tiết, nhưng cho đến nay đó vẫn là mặt yếu trong đào tạo. Đối với các kỹ thuật công nghệ cao thì điều này càng cần thiết. Các phương pháp giáo dục hiện đại giúp đạt được yêu cầu nói trên có nhiều, vấn đề là nhận thức về sự cần thiết và quyết tâm thực hiện.
Không ngừng đổi mới để không bị thua thiệt, tụt hậu trong quá trình hội nhập là quy luật tất yếu để phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào. Để vượt qua những thách thức lớn lao đối với nền nông nghiệp của nước nhà không có con đường nào khác hơn là bức phá đi lên, khởi đầu bằng thay đổi triệt để những tư duy không còn phù hợp trong quản lý sản xuất nông nghiệp.