Hạnh phúc là nhân chứ không phải quả

  Bhutan – và khái niệm tổng hạnh phúc quốc gia (Gross National Happiness -GNH)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ số đánh giá sự phát triển được áp dụng bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, rất nhiều điều quan trọng với đời sống con người không được thể hiện trong chỉ số GDP. Có nhiều thí dụ cho thấy GDP đã phải đánh đổi bằng việc suy thoái về tài nguyên thiên nhiên hay sự gia tăng về bạo lực.

Vị vua thứ tư của nước Bhutan lên ngôi năm 17 tuổi. Ông đã đi khắp đất nước Bhutan, đến từng làng và hỏi người dân “Tôi là vua và bạn muốn nhận được điều gì từ tôi?” Mọi người đều nói những điều khác nhau nhưng tổng kết lại, ông nhận ra tất cả những người này đều có cùng mong muốn là hạnh phúc, thịnh vượng.

Từ đó, những ý tưởng về GNH ra đời. Quan điểm này cho rằng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia phải dựa vào chỉ số hạnh phúc và thịnh vượng của mỗi con người và của các loài.

Sau đây là bài phỏng vấn của báo Nhân Dân với giáo sư Hà Vĩnh Thọ

Thưa giáo sư, đâu là những trụ cột của một quốc gia có tổng hạnh phúc quốc gia cao?


Tổng hạnh phúc quốc gia có bốn cột trụ chính.

 
 4 trụ cột của GNH

1-Cột thứ nhất là quản trị tốt, nghĩa là ý chí, mong muốn mang đến hạnh phúc cho mọi người.

2-Cột thứ hai là bảo tồn môi trường tự nhiên, để bảo tồn môi trường tự nhiên cần có sự đồng cảm, yêu thương với muôn loài.

3-Cột thứ ba là bảo tồn và phát triển văn hóa, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa đến cho con người bản sắc cá nhân và cộng đồng, chính điều này mới mang đến hạnh phúc.

4-Cột thứ tư là sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, công bằng.

Nếu mô hình tổng quốc gia hạnh phúc là đúng thì tại sao đa số các quốc gia vẫn đang chạy theo mô hình tăng trưởng GDP?

Để thay đổi mô hình GDP cần rất nhiều thời gian, trước hết cần thay đổi về mặt nhận thức.

Hiện nay đang có sự ủng hộ trong giới nghiên cứu học thuật, họ muốn thay đổi mô hình mới để đánh giá sự phát triển của quốc gia.

Giới doanh nghiệp cũng ngày càng muốn đo lường sự phát triển bằng chỉ số hạnh phúc. Cách đây mấy năm, nếu tôi nói về tổng hạnh phúc thì họ nói là tôi điên, nhưng giờ đây có nhiều doanh nghiệp mời tôi đến nói về điều này. Các tổ chức quốc tế cũng vậy. Đây là một phong trào ngày càng trở nên mạnh mẽ.

Ông có cho rằng chạy theo tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá sẽ “xung đột” với tổng hạnh phúc quốc gia?
Theo một số liệu của Bộ Y tế, thanh niên Việt Nam có rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, bất chấp Việt Nam đã có nhiều thành tựu lớn về kinh tế trong những năm vừa qua. Theo những thông số này, về tình trạng sức khỏe của học sinh cấp 2 ở Hà Nội thì 26% các em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, có nghĩa là một trong bốn các em có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Điều này cũng cho chúng ta thấy sự phát triển kinh tế mang đến những tổn hại về sự phát triển con người.

Điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta phát triển một nền kinh tế như thế nào.

  

Mô hình hiện tại mà nhiều quốc gia đang theo đuổi với niềm tin rằng kinh tế là mục đích cuối cùng và những nguồn lực con người và thiên nhiên chỉ được xem như phương tiện để đạt mục đích đó. Tôi cho rằng đó là mô hình sai lầm.

Tôi nghĩ cái quan trọng nhất là môi trường sinh quyển, nếu đánh mất nó tất cả không còn tồn tại. Và trong môi trường sinh quyển đó, xã hội con người chỉ là một phần thôi. Và trong xã hội con người, kinh tế cũng chỉ một phần mà thôi.

Kinh tế rất quan trọng nhưng cần đặt đúng vị trí của nó, đó là một phương tiện phục vụ cho sự hạnh phúc, thịnh vượng của muôn loài.
Tôi tin tưởng rằng điều này có mối liên hệ trực tiếp đến việc rất nhiều người cắt đứt sự liên hệ với những mong muốn thật sự của mình. Nhiều người có ảo tưởng, nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích, họ nghĩ rằng hôm nay chúng ta có thể vất vả để có một ngày nào đó chúng ta hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, những điều chúng ta được học từ rất nhiều người cho thấy

nếu như con đường chúng ta đang đi không thực hiện bằng hạnh phúc thì không bao giờ chúng ta đạt được hạnh phúc vì

“Không có con đường dẫn đến hạnh phúc mà hạnh phúc chính là con đường”

  
Giáo Sư Hà Vĩnh Thọ (ảnh bên), Giám đốc Trung tâm Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness – GNH) của Bhutan – quốc gia tiên phong về việc đặt hạnh phúc là mục tiêu tối thượng của mỗi cá nhân và của cả quốc gia. Ông là một diễn giả Quốc tế về Chỉ số Hạnh phúc Quốc gia, về hạnh phúc và an sinh nằm ngoài chỉ số GDP. Ông đứng đầu chương trình đào tạo, học tập và phát triển trong Ủy ban Quốc tế Chữ thập đỏ có nhiệm vụ là bảo vệ tính mạng và nhân phẩm của nạn nhân của chiến tranh. Ông sáng lập và là chủ tịch của Eurasia Foundation, một Tổ chức phi lợi nhuận phát triển các chương trình giáo dục cho trẻ em và thanh niên khuyết tật, cũng như các dự án sinh thái ở Việt Nam. Lần trở về Việt Nam này, GS Hà Vĩnh Thọ đã dành thời gian trao đổi với Nhân Dân hằng tháng chung quanh câu chuyện về hạnh phúc – quan niệm về tổng hạnh phúc quốc gia đang làm cả thế giới chú ý. GS Thọ chia sẻ:


Đánh giá sự phát triển bằng tổng hạnh phúc quốc gia



Có quan niệm cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tốt cho dù những điều dẫn đến GDP là xấu. Thí dụ để có những GDP đó đã đánh đổi bằng việc suy thoái về tài nguyên thiên nhiên hay sự gia tăng về bạo lực. Nhưng rất nhiều điều quan trọng với đời sống con người không được thể hiện trong chỉ số GDP, như vẻ đẹp của một người phụ nữ trên cánh đồng hay của đứa trẻ trên hoa vàng cỏ xanh hoặc những bài thơ…

Chính vì điều này nên vị vua thứ tư của nước Bhutan đã có ý tưởng tuyệt vời, đó là mục tiêu của sự phát triển đất nước không phải là kinh tế mà là hạnh phúc, thịnh vượng của mỗi con người. Điều này đã được ông thực hiện khi lên ngôi năm 17 tuổi. Ông đã đi khắp đất nước Bhutan, đến từng làng và hỏi người dân “Tôi là vua và bạn muốn nhận được điều gì từ tôi?”. Mọi người đều nói những điều khác nhau nhưng tổng kết lại, ông nhận ra tất cả những người này đều có cùng mong muốn là hạnh phúc, thịnh vượng. Từ đó, những ý tưởng về GNH (tổng hạnh phúc quốc gia) ra đời. Quan điểm này cho rằng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia phải dựa vào chỉ số hạnh phúc và thịnh vượng của mỗi con người và của các loài.
Thưa giáo sư, đâu là những trụ cột của một quốc gia có tổng hạnh phúc quốc gia cao?

Tổng hạnh phúc quốc gia có bốn cột trụ chính. Cột thứ nhất là quản trị tốt, nghĩa là ý chí, mong muốn mang đến hạnh phúc cho mọi người. Cột thứ hai là bảo tồn môi trường tự nhiên, để bảo tồn môi trường tự nhiên cần có sự đồng cảm, yêu thương với muôn loài. Trụ cột thứ ba là bảo tồn và phát triển văn hóa, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa đến cho con người bản sắc cá nhân và cộng đồng, chính điều này mới mang đến hạnh phúc. Trụ cột thứ tư là sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, công bằng.

Nếu mô hình tổng quốc gia hạnh phúc là đúng thì tại sao đa số các quốc gia vẫn đang chạy theo mô hình tăng trưởng GDP?
Để thay đổi mô hình GDP cần rất nhiều thời gian, trước hết cần thay đổi về mặt nhận thức. Hiện nay đang có sự ủng hộ trong giới nghiên cứu học thuật, họ muốn thay đổi mô hình mới để đánh giá sự phát triển của quốc gia.
Giới doanh nghiệp cũng ngày càng muốn đo lường sự phát triển bằng chỉ số hạnh phúc. Cách đây mấy năm, nếu tôi nói về tổng hạnh phúc thì họ nói là tôi điên, nhưng giờ đây có nhiều doanh nghiệp mời tôi đến nói về điều này. Các tổ chức quốc tế cũng vậy. Đây là một phong trào ngày càng trở nên mạnh mẽ.


Ông có cho rằng chạy theo tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá sẽ “xung đột” với tổng hạnh phúc quốc gia?

  Theo một số liệu của Bộ Y tế, thanh niên Việt Nam có rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, bất chấp Việt Nam đã có nhiều thành tựu lớn về kinh tế trong những năm vừa qua. Theo những thông số này, về tình trạng sức khỏe của học sinh cấp 2 ở Hà Nội thì 26% các em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, có nghĩa là một trong bốn các em có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Điều này cũng cho chúng ta thấy sự phát triển kinh tế mang đến những tổn hại về sự phát triển con người.

Điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta phát triển một nền kinh tế như thế nào. Mô hình hiện tại mà nhiều quốc gia đang theo đuổi với niềm tin rằng kinh tế là mục đích cuối cùng và những nguồn lực con người và thiên nhiên chỉ được xem như phương tiện để đạt mục đích đó. Tôi cho rằng đó là mô hình sai lầm. Tôi nghĩ cái quan trọng nhất là môi trường sinh quyển, nếu đánh mất nó tất cả không còn tồn tại. Và trong môi trường sinh quyển đó, xã hội con người chỉ là một phần thôi. Và trong xã hội con người, kinh tế cũng chỉ một phần mà thôi. Kinh tế rất quan trọng nhưng cần đặt đúng vị trí của nó, đó là một phương tiện phục vụ cho sự hạnh phúc, thịnh vượng của muôn loài.

Tôi tin tưởng rằng điều này có mối liên hệ trực tiếp đến việc rất nhiều người cắt đứt sự liên hệ với những mong muốn thật sự của mình. Nhiều người có ảo tưởng, nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích, họ nghĩ rằng hôm nay chúng ta có thể vất vả để có một ngày nào đó chúng ta hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, những điều chúng ta được học từ rất nhiều người cho thấy nếu như con đường chúng ta đang đi không thực hiện bằng hạnh phúc thì không bao giờ chúng ta đạt được hạnh phúc vì không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà hạnh phúc chính là con đường.

  

 Bhutan -quốc gia đặt hạnh phúc là mục tiêu tối tượng.


Hạnh phúc là một kỹ năng


Thưa giáo sư, cá nhân theo đuổi những mục đích vật chất để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại có phải là con đường hạnh phúc?



Nền kinh tế hiện tại của thế giới phát triển dựa trên những quan niệm cho rằng con người đều là những cá nhân theo đuổi những mục tiêu về kinh tế hoặc những quyền lợi riêng cho bản thân họ. Nhưng Phật giáo chỉ ra rằng nếu chạy theo nhu cầu vô độ thì đó có thể là tam độc, tức là tham sân si.

Con lợn được xem là biểu tượng của suy niệm, tức là mình không biết mình muốn cái gì, không hiểu bản thân mình. Bởi vì chúng ta không hiểu rõ bản thân mình dẫn đến cảm giác thất vọng, chán nản. Chúng ta cố gắng khỏa lấp sự chán nản, thất vọng đó bằng cách tiêu thụ ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến sự tham. Chúng ta nhận thấy lòng tham xuất hiện ngày càng nhiều có nghĩa là chúng ta lấy nhiều hơn phần lẽ ra mình được hưởng, khi chúng ta lấy nhiều như vậy thì những người chung quanh không phải anh chị em nữa mà trở thành đối thủ.

Ông có một quan niệm rất mới rằng hạnh phúc là một kỹ năng, vậy chúng ta có thể học cách sống hạnh phúc?
Hạnh phúc là kỹ năng và đã là kỹ năng mọi người có thể được đào tạo để có hạnh phúc ấy. Cả cổ học và khoa học hiện đại cùng tương đồng ở một điểm: muốn hạnh phúc con người phải làm chủ được thân tâm của mình. Vì thế con người phải kiểm soát được các tác động bên ngoài. Có những kỹ năng về xã hội và tình cảm ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc và những kỹ năng này hoàn toàn có thể được đào tạo. Như kỹ năng đối phó và ứng xử với cảm xúc, tạo ra những mối quan hệ tích cực với người chung quanh. Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc. Tôi đang áp dụng quan điểm này bằng chương trình “Hiểu và thương” ở các trường tiểu học ở Huế. Đại học Hoa Sen ở TP Hồ Chí Minh cũng đang triển khai chương trình mang tên “Đồng cảm”.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy hạnh phúc là nhân chứ không phải là quả. Có nghĩa là bạn hạnh phúc thì bạn sẽ giàu có hơn, nhiều bạn bè hơn và thịnh vượng hơn, chứ không phải vì bạn thịnh vượng hơn mà bạn hạnh phúc hơn.
Với ông, trong cuộc sống hiện đại này, kỹ năng nào đang trở nên hết sức quan trọng để có hạnh phúc?
Tôi nghĩ con người phải quay về với chính mình, nhìn sâu vào bên trong mình, hãy dành thời gian lắng nghe mình. Nếu mình không lắng nghe mình thì chẳng có ai trên thế giới chấp nhận lắng nghe mình. Và nếu chúng ta không kết nối được với bản thân mình thì cũng không thể kết nối với người chung quanh. Kết nối với mình để mình kết nối với người khác chứ không phải sầu muộn. Cũng như sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.

Xin cảm ơn giáo sư!

Tôi nghĩ cái quan trọng nhất là môi trường sinh quyển, nếu đánh mất nó tất cả không còn tồn tại. Và trong môi trường sinh quyển đó, xã hội con người chỉ là một phần thôi.

Tôi nghĩ con người phải quay về với chính mình, nhìn sâu vào bên trong mình, hãy dành thời gian lắng nghe mình.

Nguồn Báo Nhân Dân

Về Giáo Sư Hà Vĩnh Thọ,

Ông là Giám đốc Chương trình (program Director) của Trung tâm GNH của Bhutan.

Ông là một diễn giả Quốc tế về Chỉ số Hạnh phúc Quốc gia, về hạnh phúc và an sinh.

Ông từng đứng đầu chương trình đào tạo và phát triển trong Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, có nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và nhân phẩm của nạn nhân của chiến tranh.

Ông sáng lập và là chủ tịch của Eurasia Foundation, một Tổ chức phi lợi nhuận phát triển các chương trình giáo dục cho trẻ em và thanh niên khuyết tật, cũng như các dự án sinh thái ở Việt Nam.

(Theo FB Hang Mai)

Posted by Việt Anh

http://thanhnientudo.com

Hãy bỏ ra 2 giây Like Page ! Bạn sẽ nhận được thông tin thường xuyên !

Trang cộng đồng chia sẻ các thông tin bổ ích cho mọi nhà .

Fanpage cập nhật tin tức :

https://www.facebook.com/thanhnientudo.vn

https://www.facebook.com/thanhnien-express

*Nếu bài viết này hữu ích với bạn, hãy “tiếp lửa” cho Thanh Niên Tự Do bằng cách bấm

Like, Google +1, Tweet hoặc Chia Sẻ, Gửi….cho bạn bè , người thân. Chân thành cảm ơn!
Like và Share để chia sẻ những Cảm Xúc của bạn